Nông dân Ba Lan biểu tình phản đối nhập ngũ cốc Ukraine và Thỏa thuận Xanh của EU ngày 6/3 ở thủ đô Warsaw. (Nguồn: AP) |
Nhiều hãng tin phương Tây như AFP, Reuters, AP đưa tin, khoảng 150 nghìn người đã biểu tình trước Phủ Thủ tướng, trong khi khoảng 20 nghìn người khác tập trung biểu tình trước tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Warsaw, tiếp tục yêu cầu chính phủ đình chỉ nhập khẩu nông sản từ Ukraine và từ chối Thỏa thuận Xanh cho châu Âu.
Tin liên quan |
Tổng thống Zelensky cảnh báo 'căng thẳng biên giới Ba Lan-Ukraine đã vượt xa vấn đề kinh tế và đạo đức' |
Những người biểu tình trước Phủ Thủ tướng đã ném pháo vào cảnh sát, đồng thời đốt cờ Liên minh châu Âu (EU) cũng như rác thải. Thậm chí, đám đông biểu tình còn mang theo và đốt cháy một cỗ quan tài trước tòa nhà chính phủ.
Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, ông đã mời các đại diện nông dân tham dự một cuộc họp tổ chức tại Trung tâm Đối thoại xã hội ở thủ đô Warsaw vào sáng 9/3 để thảo luận về các hành động của chính phủ liên quan nhập khẩu ngũ cốc Ukraine và Thỏa thuận Xanh.
Cùng ngày, Thời báo Tài chính (FT) dẫn lời Thứ trưởng Kinh tế và Thương mại Ukraine Taras Kachka cho biết, nước này sẵn sàng chấp nhận các hạn chế thương mại của EU nhằm giải quyết tranh chấp chính trị với Ba Lan.
Ông Kachka nói: “Có lẽ đối với giai đoạn chuyển tiếp kiểu này… một cách tiếp cận có kiểm soát đối với hàng hóa thương mại giữa Ukraine và EU là điều tất cả chúng ta cần".
Mặc dù vậy, quan chức Ukraine cũng đổ lỗi cho Nga "gây khó khăn cho nông dân Ba Lan".
Kiev cũng ủng hộ đề xuất của EU về hạn chế nhập khẩu trứng, thịt và đường từ tháng 6, cũng như đóng cửa thị trường châu Âu đối với ngũ cốc Ukraine.
Theo Thứ trưởng Kachka, chính quyền Ukraine cũng đồng ý chuyển hướng xuất khẩu ngô sang Italy và Tây Ban Nha qua Biển Đen chứ không theo đường bộ.
Ngày 9/2, nông dân Ba Lan bắt đầu các cuộc biểu tình quy mô lớn trên cả nước, chặn đường và lối vào các trạm kiểm soát ở biên giới với Ukraine. Những người không rõ danh tính cũng đã nhiều lần đổ ngũ cốc từ các toa tàu Ukraine xuống đường.
Yêu cầu chính của những người biểu tình là ngừng nhập khẩu nông sản từ Ukraine sang Ba Lan và từ bỏ các kế hoạch môi trường của EU (được gọi là Thỏa thuận Xanh) với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Không chỉ nông dân Ba Lan, nông dân trên khắp châu Âu cũng đã biểu tình để phản đối một loạt chính sách gây bất bình của EU, trong đó có những gì họ cho là sự cạnh tranh không công bằng từ nước ngoài, đặc biệt là Ukraine, sau quyết định của khối vào năm 2022 về việc miễn thuế nhập khẩu thực phẩm từ quốc gia Đông Âu này.
| Tin thế giới 6/3: Nga công bố nguyên nhân ông Navalny tử vong; Ukraine chấp nhận chịu 'thiệt'; Ông Trump chắc suất đại diện đảng Cộng hòa Vụ thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny tử vong, Bầu cử Mỹ Siêu thứ Ba, Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 ... |
| Tài sản Nga bị phong tỏa: EU sắp đưa ra phán quyết, Ukraine kêu gọi chuyển giao cho Kiev quyền kiểm soát Ngày 4/3, trang mạng Euractiv trích dẫn các nguồn giấu tên tiết lộ, Ủy ban châu Âu (EC) trong 2 tuần tới có thể sẽ ... |
| Tây Ban Nha kêu gọi giảm nhập khẩu LNG từ Nga, EU mong chờ chỉ thị mới Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên nhất trí với một lập trường chung về ... |
| Sau tuyên bố chấn động khắp châu Âu, Tổng thống Pháp lại nói 'không được phép hèn nhát', Mỹ-Đức phản ứng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp tục thể hiện các lập trường cứng rắn trong bối cảnh xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ... |
| Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khí đốt Nga còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn, châu Âu đau đầu với ‘bàn cờ’ an ninh năng lượng Sự chuyển hướng sang LNG đã giảm đáng kể sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga. Tuy nhiên, những diễn biến gần ... |