Phẫn nộ trước tình trạng buôn người trên thế giới

TGVN. Vụ việc 39 người chết trên container gây rúng động dư luận và báo động về một tình trạng buôn người trên thế giới hiện nay.   
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phan no truoc tinh trang buon nguoi tren the gioi Vụ 39 thi thể trong xe tải ở Anh: Lái xe tải bị buộc tội ngộ sát và buôn người
phan no truoc tinh trang buon nguoi tren the gioi Nhập cư lậu sang Anh: Hành trình nguy hiểm và giấc mơ không thành hiện thực
phan no truoc tinh trang buon nguoi tren the gioi
Cảnh sát bảo vệ hiện trường nơi phát hiện 39 thi thể trong thùng xe container tại khu công nghiệp Waterglade ở Essex, Thurrock, Anh. (Nguồn: The Guardian)

Những ngày qua, dư luận nước Anh nói riêng và châu Âu cũng như thế giới nói chung đã bị chấn động bởi thông tin cảnh sát Anh phát hiện 39 thi thể trong một xe container. Cái chết của họ đã để lại nỗi đau nhức nhối cho gia đình và người thân, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về viễn cảnh nhập cư trái phép.

Thảm kịch

Sau vụ việc trên, nhiều tổ chức cứu trợ nhân đạo người di cư, các chính trị gia… đã rất bàng hoàng, đồng thời kêu gọi nhà chức trách của Anh cũng như các nước châu Âu cần đưa ra biện pháp để ngăn chặn thảm kịch như trên tái diễn. Nhiều người dân Anh đã thắp nến cầu nguyện cho những nạn nhân xấu số trên.

Cơ quan điều tra Anh cũng ngay lập tức tiến hành điều tra vụ việc trên, theo hướng đây là tội ác liên quan tới mạng lưới buôn người. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố tất cả những đối tượng liên quan tới nạn buôn người cần bị truy lùng và đưa ra trước pháp luật. Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh cũng tham gia hỗ trợ điều tra và phối hợp để nhanh chóng xác định và có hành động ngăn chặn kịp thời các băng nhóm tội phạm có tổ chức có liên quan tới vụ việc này.

Trong lúc các cơ quan chức năng của Anh vẫn đang khẩn trương điều tra vụ việc cũng như tìm cách xác định danh tính những người thiệt mạng, vụ việc trên vẫn đang gây rúng động dư luận và trở thành một bài học đau lòng về những hiểm họa trên hành trình nhập cư trái phép vào Anh và châu Âu nói chung.

Theo số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) thuộc Liên hợp quốc, kể từ khi cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu bùng nổ năm 2014, trên 25.000 người đã thiệt mạng trên đường tha hương, phần lớn nằm lại dưới đáy biển hoặc chết thảm trong các thùng xe tải như 39 nạn nhân mới được phát hiện.

Trước thảm kịch ở Essex ngày 23-10 vừa qua, hồi năm 2000 cũng tại Anh, dư luận đã từng rúng động bởi cái chết của 58 di dân Trung Quốc trong một xe container chở cà chua được phát hiện tại thị trấn Dover, miền Nam nước Anh. Phương tiện này cũng bắt đầu hành trình tới Anh từ cảng Zeebrugge của Bỉ. Vào năm 2015, cảnh sát Áo cũng đã từng phát hiện thi thể của 71 người di cư trong thùng lạnh của một chiếc xe tải bị bỏ lại trên đường cao tốc gần biên giới với Hungary. Những người này đã chết vì ngộp thở sau khi thùng xe bị niêm kín.

Có thể thấy rõ, trong vòng 5 năm qua, vấn đề người nhập cư trái phép trên toàn cầu liên tục là một trong những đề tài được quan tâm nhất trên thế giới hiện nay. Cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đã diễn ra trong 5 năm qua và thế giới vẫn đang nỗ lực không ngừng để tìm lời giải cho bài toán khó này. Tuy nhiên, bất chấp những nguy hiểm khôn lường, việc buôn bán người di cư vẫn diễn ra ở hầu khắp các khu vực trên thế giới, mang lại khoản thu nhập bất chính lên tới 7 tỷ USD cho các tổ chức tội phạm buôn người, tương đương với số tiền mà Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU) dành cho các chương trình viện trợ nhân đạo toàn cầu trong năm 2016.

Thủ đoạn của những tổ chức buôn người cũng ngày càng tinh vi và chặt chẽ. Kể từ sau khi cuộc khủng hoảng nhập cư bùng phát năm 2014, nhiều chính phủ các nước châu Âu đã áp dụng một chính sách nhập cư cứng rắn, buộc các băng nhóm buôn người phải tìm nhiều biện pháp tinh vi hơn để qua mặt nhà chức trách. Theo Cơ quan Tội phạm quốc gia Anh (NCA), kể từ khi Pháp đóng cửa các trại tị nạn trong năm 2016-2017, số người vượt biên vào Anh theo cách riêng lẻ giảm đi nhiều, thay vào đó những vụ vượt biên quy mô do các băng đảng tội phạm tổ chức lại tăng vọt. Đáng lo ngại là các đường dây buôn người ngày càng sử dụng nhiều biện pháp mạo hiểm hơn, bất chấp tính mạng của người di cư, trong đó có việc nhồi nhét hàng chục người trong thùng xe đông lạnh để vô hiệu hóa các thiết bị quét tầm nhiệt của an ninh biên giới, như trong vụ ở hạt Essex (Anh) vừa qua.

Nguy cơ từ “giấc mộng đổi đời”

Theo nghiên cứu của Văn phòng Phòng chống tội phạm và ma túy Liên hợp quốc (UNODC), trên toàn thế giới hiện nay ghi nhận khoảng 30 tuyến buôn bán người di cư lớn nhất. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng "nhu cầu" đối với các đường dây buôn người rất cao, đặc biệt từ những người tị nạn. Theo ước tính của Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 800 nghìn đến 1 triệu người bị mua bán. Như vậy khoảng 3.000 người bị mua bán mỗi ngày. Nguyên nhân là do cuộc sống của những người muốn di cư tại nước của họ nghèo khổ hoặc họ lầm tưởng sẽ có một cuộc sống tốt hơn ở nơi xứ người.

Theo các chuyên gia, Vương quốc Anh là nền kinh tế phát triển lớn thứ 5 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người trên 44.000 USD/năm và mức lương tối thiểu trên 8 bảng (230.000 đồng) mỗi giờ. Do đó, đây được xem là “miền đất hứa” đối với rất nhiều người ở các nước đang phát triển. Họ tìm mọi cách tới Anh với hy vọng "đổi đời" bất chấp việc Chính phủ Anh đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn để ngăn chặn nạn nhập cư bất hợp pháp.

Và trên thực tế, ngay cả khi sống sót sau những hành trình vượt biên nguy hiểm, cũng không có gì bảo đảm người nhập cư trái phép sẽ có một cuộc sống bình yên ở những “miền đất hứa”.

Để tìm cách đến với “miền đất hứa”, những người muốn tìm cách “đổi đời” đã thuê các đường dây tổ chức đưa người vào Anh một cách bất hợp pháp. Những người này có thể sẽ mất một vài tháng, thậm chí là lâu hơn và phải sống trong điều kiện vô cùng khó khăn, nguy hiểm, luôn phải trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan quản lý các nước để di chuyển bằng đường bộ từ Nga, các nước Đông Âu qua Đức, đến Pháp. Từ Pháp, những người này phải trốn trong các xe tải hay các tàu thuyền để nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh. Các đường dây nói trên luôn "coi thường sự an toàn" của những người được đưa bất hợp pháp vào Anh. Nhiều người sẽ phải làm việc không lương trong ít nhất 2 năm để trả nợ cho những kẻ buôn người.

Một số người khác lại lợi dụng kẽ hở của luật pháp nước sở tại, tìm kiếm và thuê người đã có quốc tịch Anh thực hiện kết hôn giả để bảo lãnh nhập cư vào Anh. Tuy nhiên, những người này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro do các cơ quan quản lý Anh thường xuyên kiểm tra, giám sát xem họ có sinh sống cùng với người có tên trong đăng ký kết hôn hay không hoặc nguy cơ bị “đối tác” đe dọa tống tiền, cưỡng ép quan hệ tình dục…

Ngoài ra, xin thị thực và nhập cảnh hợp pháp vào Vương quốc Anh rồi sau đó tìm cách trốn ở lại cũng là một cách để những người nhập cư bất hợp pháp thực hiện. Nhưng dù đi theo con đường nào, những người nước ngoài tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào Anh đều phải chi ra một số tiền lớn. Sau khi đã vào Anh, họ phải tìm kiếm công việc để có thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt, trả nợ... Tuy nhiên, do không có giấy tờ hợp pháp nên họ thường không thể tìm kiếm được các công việc chính thức, được pháp luật bảo vệ và có thu nhập ổn định. Thay vào đó, họ phải làm các công việc nặng nhọc, bất hợp pháp và bị chủ sử dụng lao động bóc lột, trả công một cách rẻ mạt... Không ít người nhập cư lậu còn bị đưa đẩy đến những khu vực trồng “cỏ” (cần sa) trái phép, hay sa chân vào những băng đảng tội phạm và đối mặt với nhiều nguy hiểm đến thân thể, tính mạng cũng như rủi ro pháp lý nếu bị bắt. Và ngay cả khi họ có may mắn tìm được việc làm và thu nhập ổn định ở Anh, nguy cơ bị bắt giữ và trục xuất cũng có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể theo luật pháp sở tại, những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ sẽ không thể tiếp cận với các dịch vụ cơ bản trong đời sống, từ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội cho tới nhà ở…

Theo đánh giá của Cơ quan chống các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức của Anh (SOCA) công bố năm 2011, những người được đưa bất hợp pháp vào Anh có thể bị bóc lột dưới nhiều hình thức, trong đó cao nhất là bị buộc phải bán dâm (31%), cưỡng bức lao động (22%), làm người giúp việc gia đình (11%) và làm các công việc phi pháp khác (17%)... Đây là bằng chứng cho thấy, cuộc sống ở “miền đất hứa” không hề hoàn hảo như những người nhập cư trái phép vẫn mơ ước.

Và sự kiện đau lòng vừa xảy ra ở Anh lại tiếp tục gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh với những người ôm giấc mơ đến “miền đất hứa” bằng mọi giá để đổi đời.

phan no truoc tinh trang buon nguoi tren the gioi

Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward ra thông cáo về vụ 39 người chết trên xe container

TGVN. Ngày 28/10, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward đã ra thông cáo liên quan đến vụ 39 người chết trên xe container tại ...

phan no truoc tinh trang buon nguoi tren the gioi

Vụ 39 người chết trên xe container ở Anh: Danh tính nạn nhân đang được xác định

TGVN. Cảnh sát Anh đang tích cực điều tra làm rõ vụ 39 người chết bên trên một xe container tại khu công nghiệp Waterglade (thị ...

phan no truoc tinh trang buon nguoi tren the gioi

Hé lộ những bí ẩn từ vụ 39 thi thể trong xe tải ở Anh

TGVN. Ngày 23/10, tại hạt Essex (Anh), cảnh sát Anh đã bắt giữ một chiếc xe tải vận chuyển hàng lạnh và phát hiện 39 ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Vụ 39 nạn nhân tại Anh

Đọc thêm

Các mốc quan trọng của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc

Các mốc quan trọng của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7, theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và ...
Đánh bom ở tỉnh biên giới Thái Lan với Malaysia gây nhiều thương vong

Đánh bom ở tỉnh biên giới Thái Lan với Malaysia gây nhiều thương vong

Ít nhất 1 người thiệt mạng và 18 người khác bị thương khi một quả bom phát nổ trước một ngôi nhà thuộc đồn cảnh sát ở miền Nam Thái ...
Nhật Bản thay đổi thiết kế tiền sau 20 năm, sử dụng công nghệ hiện đại đầu tiên trên thế giới

Nhật Bản thay đổi thiết kế tiền sau 20 năm, sử dụng công nghệ hiện đại đầu tiên trên thế giới

Nhật Bản sử dụng công nghệ tiên tiến với hình ảnh ba chiều đầu tiên trên thế giới để tạo hiệu ứng xoay 3D khi thay đổi thiết kế tiền.
Danh sách 5 nhóm nhạc nữ thống trị Kpop nửa đầu năm 2024

Danh sách 5 nhóm nhạc nữ thống trị Kpop nửa đầu năm 2024

5 nhóm nhạc nữ Kpop thống trị nửa đầu năm 2024 nhờ nhiều thành tích đa dạng, trong đó mỗi nhóm đều bán được 1 triệu bản album mới nhất.
XSMN 1/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 1/7/2024. xổ số hôm nay 1/7

XSMN 1/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 1/7/2024. xổ số hôm nay 1/7

XSMN 1/7 - xổ số hôm nay 1/7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/7/2024. SXMN 1/7/2024. KQXSMN thứ 2. kết quả xổ số ngày 1 ...
XSMB 1/7, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 1/7/2024. dự đoán XSMB 1/7

XSMB 1/7, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 1/7/2024. dự đoán XSMB 1/7

XSMB 1/7 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/7/2024. SXMB 1/7. xổ số hôm nay 1/7. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Phiên bản di động