Nỗ lực phòng chống mua bán người ở Việt Nam

Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Thu Trang
Thời gian gần đây, tội phạm mua bán người có xu hướng chuyển sang sử dụng các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng trên internet để tiếp cận nạn nhân với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người
Hiện nay, tội phạm mua bán người vẫn diễn ra phức tạp trên toàn thế giới. (Nguồn: Nikkei Asia)

Tội phạm mua bán người là một trong những loại tội phạm xâm hại nghiêm trọng nhất đến quyền con người. Tình trạng mua bán người vẫn đang là vấn đề "nóng", gây nhức nhối trên toàn cầu.

Được mô tả như một "nô lệ thời hiện đại", nạn nhân của tội phạm này thường rơi vào các tình trạng bị bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức, lừa đảo... Tội phạm mua bán người không chỉ hủy hoại cuộc sống của nạn nhân mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội của mỗi quốc gia.

Trong cuộc chiến chống lại tội phạm mua bán người, Việt Nam đã chứng minh nỗ lực của mình bằng những cam kết mạnh mẽ thông qua việc áp dụng điều ước quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế, các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về tội phạm mua bán người.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam trong thời gian gần đây tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều vụ nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài, bị khống chế bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lừa đảo, cưỡng đoạt, cướp tài sản, có trường hợp dẫn đến chết người, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tội phạm mua bán người

Tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam chịu tác động tiêu cực không nhỏ từ tình hình loại tội phạm này trên toàn cầu. Hiện nay, tội phạm mua bán người vẫn diễn ra phức tạp trên toàn thế giới.

Sự hấp dẫn của lợi nhuận từ mua bán người và các yếu tố như khủng hoảng di cư, sự bất ổn chính trị, kinh tế, xung đột vũ trang, khủng bố, bạo lực, biến đổi khí hậu và dịch bệnh đang góp phần tạo ra tình trạng này.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam, được coi là điểm nóng của tình trạng mua bán người và di cư bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, đường biên giới dài và đa dạng của Việt Nam cũng là điều kiện lý tưởng cho loại tội phạm này hoạt động. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.000km qua 25 tỉnh, tiếp giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, nhiều đường mòn và đường tiểu ngạch thuận lợi cho việc qua lại biên giới.

Một nguyên nhân khách quan khác là Trung Quốc và Campuchia đang thực hiện nhiều cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng ở khu vực biên giới với Việt Nam như xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, chợ biên giới… để thu hút người dân Việt Nam sang lao động làm thuê, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mua bán người.

Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực trên tất cả các lĩnh vực, việc đi lại, thông thương, giao lưu quốc tế của người dân ngày càng thuận lợi. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để các đối tượng lợi dụng mua bán người qua biên giới.

Mặt khác, sự chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn, phân hóa giàu nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, và vùng kinh tế khó khăn đã tạo ra tình trạng thiếu việc làm, nhiều người dân phải dời bỏ quê hương, bản quán tìm việc làm, tìm kiếm cơ hội sống mới. Nhóm đối tượng này có nguy cơ trở thành nạn nhân của mua bán người.

Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh đã tạo ra cơ hội cho người dân tiếp cận thông tin và nâng cao kiến thức, nhưng cũng tạo ra những tác động tiêu cực đối với xã hội. Các đối tượng tội phạm đã lợi dụng sự phát triển này để tiếp cận và lôi kéo nạn nhân, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm mua bán người của các lực lượng chức năng.

Những chiếc bẫy giăng sẵn

Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc phát hiện, điều tra 35 vụ mua bán người với 78 đối tượng và 103 nạn nhân.

Bên cạnh thủ đoạn truyền thống với hình thức gặp gỡ, làm quen trực tiếp với nạn nhân, các đối tượng phạm tội có xu hướng chuyển sang sử dụng các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng trên internet để tiếp cận nạn nhân với đa dạng phương thức, thủ đoạn.

Thủ đoạn phổ biến nhất là các đối tượng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân. Những lời hứa hẹn hấp dẫn "trên mây" như việc làm nhẹ nhàng, có thu nhập cao, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Campuchia, Lào và Đài Loan (Trung Quốc)... đã khiến nhiều con mồi "sập bẫy". Sau đó, các đối tượng này buộc nạn nhân làm việc bất hợp pháp, thậm chí bán dâm hoặc đòi tiền chuộc với số tiền lớn.

Lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, thăm thân... các đối tượng tuyển chọn, dụ dỗ, lôi kéo các cô gái có hoàn cảnh gia đình éo le, khó khăn lấy chồng nước ngoài, xuất khẩu lao động ở nước ngoài với thu nhập cao sau đó lừa bán hoặc bóc lột nạn nhân.

Các đối tượng cũng trực tiếp tiếp cận, làm quen với phụ nữ, học sinh rủ rê đi chơi, du lịch, làm thuê với thu nhập cao để lừa phụ nữ, trẻ em gái ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn để đưa về các khu vực thành thị, bán cho các nhà hàng, quán karaoke, massage... hoặc bán nạn nhân ra nước ngoài.

Tinh vi hơn, nhiều trường hợp các đối tượng giả danh cán bộ trong cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang để làm quen, giả vờ hẹn hò yêu đương, rủ đi chơi hoặc khống chế, đe dọa nạn nhân, sau đó bán ra nước ngoài.

Lợi dụng quy định về hiến, ghép tạng để tiếp cận những người đang gặp khó khăn về kinh tế có nhu cầu bán thận, các đối tượng thương lượng mua với giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu để hợp thức hóa thủ tục, sau đó bán cho người có nhu cầu ghép tạng với giá cao.

Ngoài ra, nhiều đối tượng lập hội, nhóm kín “cho và nhận con nuôi” trên mạng xã hội Facebook, Zalo…, tìm kiếm những phụ nữ có thai nhưng không có nhu cầu nuôi con hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để xin hoặc mua lại những bé mới sinh, chuẩn bị sinh. Sau đó, các đối tượng đem bán cho người khác, với danh nghĩa cho nhận con nuôi để hưởng lợi, kèm theo các dịch vụ làm các giấy tờ giả nhằm hợp thức nguồn gốc của trẻ.

Một thủ đoạn phổ biến khác là lợi dụng chính sách, thủ tục xuất nhập cảnh, các đối tượng người nước ngoài câu kết với đối tượng người Việt Nam để tổ chức đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động sau đó thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bóc lột, cưỡng bức và lạm dụng tình dục nạn nhân.

Phức tạp hơn, gần đây còn xuất hiện một số đường dây do đối tượng người Việt Nam chủ mưu, cầm đầu mua bán người nước ngoài qua Việt Nam đi nước thứ ba.

Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người
Bộ đội biên phòng Lào Cai tiếp nhận nạn nhân bị mua bán do cơ quan chức năng Trung Quốc trao trả. (Nguồn: Biên phòng)

Loại tội phạm có “độ ẩn” cao

Là loại tội phạm có “độ ẩn” cao, mua bán người có khả năng xảy ra trên tất cả các địa bàn, khu vực trên cả nước (nếu không phải là địa bàn xuất phát tội phạm nguồn thì cũng là địa bàn trung chuyển mua bán người).

Theo thống kê, tội phạm mua bán người tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là các tỉnh có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ngoài ra, một số địa phương có tỷ lệ tội phạm mua bán người cao là Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của việc Trung Quốc xây dựng hàng rào ở khu vực biên giới các tỉnh phía Bắc, các đối tượng mua bán người có xu hướng dịch chuyển sang các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và khu vực phía Nam.

Đối tượng phạm tội mua bán người chủ yếu là số đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội mua bán người; đối tượng người nước ngoài thường thông qua các công ty kinh doanh, du lịch rồi móc nối, câu kết với đối tượng “cò mồi”, môi giới người Việt Nam, hình thành đường dây mua bán người xuyên quốc gia.

Đáng buồn là, một số đối tượng từng là nạn nhân hoặc lấy chồng người nước ngoài khi quay trở về Việt Nam lại trở thành tội phạm dụ dỗ, lừa bán phụ nữ, trẻ em khác để kiếm lợi. Nhiều vụ án ghi nhận những đối tượng này đã lừa bán hàng xóm, bạn bè, thậm chí là người thân trong gia đình.

Về cơ cấu, số vụ phạm tội mua bán người chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số vụ án về trật tự xã hội được phát hiện, khởi tố, điều tra hằng năm. Tuy nhiên, tính chất của loại tội phạm này có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, xuất hiện các hành vi mua bán người vì mục đích vô nhân đạo như mua bán trẻ sơ sinh, mua bán thận.

Trong những năm gần đây, thủ đoạn hoạt động phạm tội mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức và xuyên quốc gia. Các hành vi mua bán người ra nước ngoài tập trung chủ yếu ở các tuyến biên giới, nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà có cả nam giới, trẻ sơ sinh, bào thai, nội tạng,...

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các cam kết chung trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh, phát ...

Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ ...

Bóng đá và sắc tộc

Bóng đá và sắc tộc

Phân biệt chủng tộc trong bóng đá và những lĩnh vực khác là căn bệnh dai dẳng và không mới. Vậy, cần phải làm gì ...

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ, khi trả lời câu ...

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Việt Nam hiện có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổng số tín ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 19/9: Tăng ở cả 3 miền; Ảnh hưởng của bão, lũ đối với ngành chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay 19/9: Tăng ở cả 3 miền; Ảnh hưởng của bão, lũ đối với ngành chăn nuôi

Theo ghi nhận mới nhất, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác 1.000 đồng/kg tại cả ba miền. Hiện tại, thương lái trên toàn quốc đang thu mua trong ...
Dự kiến hình thức đào tạo thi giấy phép lái xe từ năm 2025

Dự kiến hình thức đào tạo thi giấy phép lái xe từ năm 2025

Tại dự thảo Thông tư của Bộ Giao thông vận tải, đã đề xuất quy định về hình thức đào tạo thi giấy phép lái xe từ năm 2025.
Lộ 'kế hoạch chiến thắng' của Ukraine, ông Trump nói có thể gặp Tổng thống Zelensky

Lộ 'kế hoạch chiến thắng' của Ukraine, ông Trump nói có thể gặp Tổng thống Zelensky

Kế hoạch của Ukraine bao gồm danh sách chi tiết các nguồn lực thiết yếu để thắng Moscow, cùng đề nghị được phép tấn công tầm xa và lãnh thổ ...
Lần đầu tiên sau 4 năm, Fed hạ lãi suất, một cơ quan tiền tệ nhanh chóng 'theo chân'

Lần đầu tiên sau 4 năm, Fed hạ lãi suất, một cơ quan tiền tệ nhanh chóng 'theo chân'

Ngày 19/9 (giờ Việt Nam), Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Triều Tiên ra tuyên bố về vũ khí mới dùng đầu đạn 'siêu lớn', ông Kim Jong Un tự hào

Triều Tiên ra tuyên bố về vũ khí mới dùng đầu đạn 'siêu lớn', ông Kim Jong Un tự hào

Triều Tiên cho rằng, việc thử nghiệm và cải thiện hiệu suất liên tục các thiết bị vũ trang có liên quan trực tiếp đến các đe dọa từ bên ...
Hạ nghị sĩ Mỹ nói điều gây sốc liên quan đến lệnh trừng phạt Nga, một lĩnh vực 'chịu đòn' nặng nhất

Hạ nghị sĩ Mỹ nói điều gây sốc liên quan đến lệnh trừng phạt Nga, một lĩnh vực 'chịu đòn' nặng nhất

Mỹ đã không áp đặt được bất kỳ biện pháp trừng phạt hiệu quả nào đối với Nga trong ba năm qua.
IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

Ngày 18/9, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ Y tế ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người di cư.
'Thiện chí' của Ấn Độ - minh chứng cho quan hệ bền chặt với Việt Nam

'Thiện chí' của Ấn Độ - minh chứng cho quan hệ bền chặt với Việt Nam

Một lô hàng nặng 35 tấn gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã đến Hà Nội, kịp thời hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.
New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ New Zealand đã công bố khoản đóng góp 1 triệu NZD nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi.
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.
UNDP hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở tỉnh Yên Bái

UNDP hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở tỉnh Yên Bái

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã trao 700 bộ đồ dùng gia đình có tính đến nhu cầu của phụ nữ và người khuyết tật để hỗ trợ cộng đồng ở Yên Bái.
Xung đột, mưa lũ tàn phá Sudan, một nửa dân số bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Xung đột, mưa lũ tàn phá Sudan, một nửa dân số bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc cảnh báo tình hình an ninh lương thực tại Sudan do cuộc xung đột và mưa lũ.
Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Thông điệp của Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Thái Lan, Lào để nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á
Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người

Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ ra nỗ lực phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế vì môi trường di cư an toàn, không mua bán người.
Việt Nam-New Zealand: Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Việt Nam-New Zealand: Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Theo ông Ben Quinn, Cơ quan QLXBC New Zealand, Việt Nam và New Zealand đang hợp tác vì tương lai chung di cư an toàn, không có nạn mua bán người.
Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, doanh nghiệp nên đầu tư hỗ trợ sức khỏe sinh sản, phòng chống quấy rối tình dục công sở
Hãy hợp lực biến cam kết của Nghị quyết 'nóng hổi' về nhân quyền và biến đổi khí hậu thành hiện thực

Hãy hợp lực biến cam kết của Nghị quyết 'nóng hổi' về nhân quyền và biến đổi khí hậu thành hiện thực

Nghị quyết về nhân quyền và biến đổi khí hậu kêu gọi các quốc gia thành viên tích hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người.
Trang bị kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho thanh thiếu niên trong thời đại kỹ thuật số

Trang bị kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho thanh thiếu niên trong thời đại kỹ thuật số

Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống mua bán người 30/7 của Trưởng Phái đoàn IOM, Đại sứ EU, Australia, Mỹ, Anh và Tham tán Canada tại Việt Nam
Anh: Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Anh: Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Kể từ khi Anh áp đặt lệnh phong tỏa phòng đại dịch Covid-19, số trẻ em dưới 18 tuổi bị bắt do phạm tội tăng 16% kể từ khi dịch bệnh này bùng phát.
Đối tượng, điều kiện nào được xét đặc xá năm 2024?

Đối tượng, điều kiện nào được xét đặc xá năm 2024?

Quyết định 758/2024/QĐ-CTN ngày 30/7/2024 của Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu rõ đối tượng, điều kiện được đề nghị xét đặc xá năm 2024.
Tân Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam là ai?

Tân Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam là ai?

Bà Silvia Danailov được bổ nhiệm làm Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, với nhiệm kỳ bắt đầu vào tháng 8/2024.
Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISA) sẽ có nữ Tổng thư ký mới

Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISA) sẽ có nữ Tổng thư ký mới

Bà Leticia Carvalho, người Brazil, được bầu làm Tổng thư ký Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISA) - cơ quan do Liên hợp quốc ủy nhiệm.
WHO: Bạo lực từ bạn tình đối với trẻ em gái vị thành niên ở mức báo động

WHO: Bạo lực từ bạn tình đối với trẻ em gái vị thành niên ở mức báo động

Khoảng 1/4 trẻ em gái vị thành niên từng có quan hệ yêu đương đã phải chịu đựng bạo lực thể xác hoặc tình dục.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Phiên bản di động