Các tàu chiến của Hải quân Australia quá cảnh Biển Đông hồi tháng 5. (Nguồn: Financial Review) |
Theo thông cáo chung, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước “kiên quyết phản đối mọi hành động cưỡng ép hoặc gây bất ổn có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng”.
Theo đó: "Mọi bất đồng cần được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)".
Ngoài ra, bốn bộ trưởng còn “tái khẳng định tầm quan trọng của quyền tự do hàng không và hàng hải, phù hợp với luật pháp quốc tế” ở Biển Đông.
Phần an ninh quốc tế và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chiếm 1/3 số điểm được nêu trong thông cáo 25 điểm.
Các bộ trưởng khẳng định, hai nước giữ vững cam kết với các đối tác ở khu vực, trong đó có Mỹ, để bảo đảm một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, toàn vẹn và tự do.
Ở điểm này, Australia và Pháp tái khẳng định, “ASEAN và các cơ chế của hiệp hội cần đóng một vai trò trung tâm trong kiến trúc khu vực phục vụ cho hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng”.
Ngoài hợp tác song phương, các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Pháp, Australia cũng nhấn mạnh đến tăng cường hợp tác ba bên với Ấn Độ trong các lĩnh vực an ninh và an toàn hàng hải, cũng như về môi trường biển.
Vai trò quan trọng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương được Australia và Pháp đánh giá cao, nhưng bốn bộ trưởng cũng nhất trí phải tăng cường đối thoại với các đảo quốc ở Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh không ngừng gia tăng ảnh hưởng.
Theo Bộ Ngoại giao Pháp, cuộc họp này thể hiện cấp độ cao trong hợp tác chiến lược giữa Pháp và Australia.
| Mỹ nói gì về việc Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài vào Biển Đông phải đăng ký với Bắc Kinh? Ngày 1/9, Lầu Năm Góc dường như phản đối việc Bắc Kinh yêu cầu các tàu nước ngoài đi vào Biển Đông phải đăng ký ... |
| Tin thế giới 1/9: Nga, Trung Quốc thanh minh vụ phiếu trắng về Afghanistan; Ukraine 'cá kiếm' lô vũ khí chết người từ Mỹ; Nga chi bạo ở Belarus Những động thái mới của Mỹ, Nga, Trung Quốc liên quan tình hình Afghanistan, chuyến công du của Tổng thống Ukraine đến Mỹ, chính trường ... |