Pháp 'nóng' cuộc đua bầu cử Quốc hội vòng hai

Khánh Linh
Hôm nay (19/6), Pháp bước vào vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội khóa XVI của nền Đệ ngũ Cộng hòa trong bầu không khí "nóng", cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Pháp 'nóng' cuộc đua bầu cử Quốc hội vòng hai. (Nguồn: AA)
Theo kết quả khảo sát của Ipsos-Sopra Steria, khoảng 53% số người được hỏi tỏ ý muốn phe ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron chiếm đa số trong Quốc hội Pháp. (Nguồn: AA)

Chiến dịch vận động tranh cử đã kết thúc vào 24h ngày 17/6. Do 5 ứng cử viên đã trúng cử ngay vòng một, nên 572 ghế còn lại sẽ là cuộc đua của 1.148 ứng cử viên, với 43% là nữ giới.

Trong số 5 ứng cử viên trúng cử ngay tại vòng một có 4 nhân vật của cánh tả và 1 người thuộc phe ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron.

Khẳng định cục diện chính trường

Cuộc đua vòng hai tiếp tục chứng kiến sự có mặt 15 bộ trưởng của chính phủ mới và Thủ tướng Elisabeth Borne. Đa số ứng cử viên này đều đạt được số phiếu khá cao trong vòng một nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để tránh được vòng hai.

Kết quả thăm dò mới nhất do Viện Ipsos-Sopra Steria thực hiện cho vòng hai cho thấy các ứng cử viên của liên đảng Ensemble! (Tập hợp) thân Tổng thống gồm các đảng Cộng hòa tiến bước, Phong trào Dân chủ và Những chân trời sẽ giành được từ 265-305 ghế.

Đối thủ chính của Ensemble! là liên đảng cánh tả NUPES gồm các đảng Nước Pháp bất khuất, đảng Xã hội, đảng Châu Âu sinh thái - Xanh và đảng Cộng sản Pháp hy vọng giành được từ 140-180 ghế.

Đứng thứ ba là Liên đảng cánh hữu Những người Cộng hòa, Liên minh các đảng viên Dân chủ và Độc lập nhận được từ 60-80 ghế. Về vị trí thứ 4 là đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia có thể giành được từ 20-50 ghế. Số ghế còn lại được giành cho những đảng phái khác, bao gồm các vùng lãnh thổ hải ngoại.

Cũng theo kết quả khảo sát của Ipsos-Sopra Steria, chỉ có khoảng 53% số người được hỏi tỏ ý muốn phe ủng hộ Tổng thống Macron chiếm đa số trong Quốc hội để tạo điều kiện cho ông tiến hành các chương trình cải cách trong nhiệm kỳ hai.

Ngược lại, 46% muốn phe cánh tả giành được đa số ghế mở đường cho thủ lĩnh Jean-Luc Mélenchon trở thành Thủ tướng và áp dụng chương trình hành động của ông.

Kết quả thăm dò dư luận diễn ra trước vòng hai bầu cử Quốc hội Pháp một lần nữa khẳng định cục diện chính trường nước này hiện nay, gồm liên minh trung hữu ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron, liên minh cánh tả tập hợp xung quanh đảng Nước Pháp bất khuất của ông Jean-Luc Mélenchon, và đứng thứ ba vẫn là đảng Những người Cộng hòa thuộc cánh hữu.

Đảng Tập hợp quốc gia của bà Marine Le Pen lần này có thể giành được số ghế nhiều hơn so với Quốc hội khóa trước, trong khi liên minh Ensemle! của Tổng thống Macron có nguy cơ mất đa số tuyệt đối trước sự cạnh tranh quyết liệt của NUPES.

Pháp 'nóng' cuộc đua bầu cử Quốc hội vòng hai
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thành công trong thuyết phục cử tri trao cho ông đa số hoàn toàn trong Quốc hội để tạo điều kiện thuận lợi cho những cải cách kinh tế và xã hội mà ông đã cam kết? (Nguồn: Getty Images)

'Ván bài' của đương kim Tổng thống

Vòng hai bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước Pháp đang trải qua một đợt nóng bất thường, với các đợt sóng nhiệt diễn ra liên tiếp trong nhiều ngày.

Theo Cơ quan dự báo thời tiết Pháp, tổng cộng có 37 tỉnh thành tại nước này được đặt trong tình trạng báo động cao, trong đó có 13 địa phương được đặt trong tình trạng báo động đỏ.

Hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 18 triệu người dân Pháp, khiến tất cả các đảng phái đều lo ngại tỷ lệ cử tri vắng mặt sẽ càng tăng cao so với vòng một, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bầu cử.

Theo khảo sát của Ipsos-Sopra Steria, 47% số người Pháp được hỏi cho biết sẽ đi bỏ phiếu tại vòng hai, thấp hơn nửa điểm so với tỷ lệ thực tế cử tri đã đi bỏ phiếu ở vòng một.

Phát biểu trước khi lên đường thăm chính thức Romania mới đây, Tổng thống Macron đã kêu gọi cử tri Pháp "không vắng mặt, không mơ hồ, mà hãy rõ ràng" trong việc bày tỏ chính kiến.

Ông khẳng định điều đó "nằm trong lợi ích tối cao của quốc gia" và muốn thuyết phục cử tri Pháp "trao cho đất nước một đa số vững chắc" tại vòng hai cuộc bầu cử lập pháp.

Tuy nhiên, kết quả thăm dò cho thấy khả năng liên minh Ensemble! giành được đa số "vững chắc", tức là từ 289 ghế trở lên trong Quốc hội gồm 577 ghế như mong muốn của ông Macron là không chắc chắn.

Nếu sau vòng bỏ phiếu này, Ensemble! không đạt được ngưỡng 289 cho đa số tuyệt đối, ông Macron sẽ trở thành đương kim Tổng thống Pháp đầu tiên không giành được đa số tại Quốc hội kể từ cuộc cải cách bầu cử năm 2000.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Bị bám đuổi sát nút, liên minh của Tổng thống Macron có làm nên chuyện?

Bầu cử Quốc hội Pháp: Bị bám đuổi sát nút, liên minh của Tổng thống Macron có làm nên chuyện?

Ngày 12/6, Bộ Nội vụ Pháp cho hay, liên minh “Cùng nhau!” của Tổng thống Emmanuel Macron hiện dẫn trước liên minh cánh tả NUPES ...

Hậu bầu cử Pháp 2022: Bài học rút ra và tương lai của chính trường Pháp

Hậu bầu cử Pháp 2022: Bài học rút ra và tương lai của chính trường Pháp

Theo kết quả bầu cử, ông Emmanuel Macron sẽ là người tiếp tục chèo lái nước Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Câu hỏi ...

(theo TTXVN)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Kinh tế Hàn Quốc lao đao vì bất ổn chính trị, ông Trump lên nắm quyền sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa'

Kinh tế Hàn Quốc lao đao vì bất ổn chính trị, ông Trump lên nắm quyền sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa'

Cuộc khủng hoảng chính trị đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc, khiến thị trường chứng khoán chao đảo, đồng Won tiếp tục mất giá...
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do đã bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ ...
Ghana đón chào Tổng thống mới giữa những ngổn ngang cũ

Ghana đón chào Tổng thống mới giữa những ngổn ngang cũ

Ngày 7/1, ông John Dramani Mahama sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ghana nhiệm kỳ thứ hai.
Gần 100 golf thủ tham gia Giải Golf người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ VII

Gần 100 golf thủ tham gia Giải Golf người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ VII

Giải Golf được tổ chức với mong muốn tạo ra một sân chơi đoàn kết, hội tụ được tất cả anh tài trong làng golf người Việt Nam ở nước ...
Ngoại trưởng Trung Quốc công du điểm đến truyền thống, khẳng định tấm lòng thành 'không dao động'

Ngoại trưởng Trung Quốc công du điểm đến truyền thống, khẳng định tấm lòng thành 'không dao động'

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đặt chân đến Namibia, một quốc gia ở châu Phi, bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do đã bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Phiên bản di động