Đây là lần đầu tiên một cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu sử dụng các công cụ mới của khối chống lại một tập đoàn internet hàng đầu nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng.
Quy định mới của châu Âu về bảo vệ dữ liệu chung chính thức có hiệu lực hồi giữa năm 2018, yêu cầu mức phạt có thể lên tới 40% doanh thu đối với doanh nghiệp không tôn trọng đời sống cá nhân của người sử dụng dịch vụ, nhất là vì mục đích quảng cáo có chủ đích. Trong một tuyên bố, Google cam kết đáp ứng những mong đợi của người sử dụng và cơ quan quản lý về tính minh bạch và kiểm soát, cũng như tôn trọng Quy định Bảo vệ dữ liệu chung.
Pháp thông báo phạt G 50 triệu Euro. (Nguồn: AFP) |
Ngay từ khi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung có hiệu lực, Cnil đã nhận được những đơn khiếu nại do hai hiệp hội bảo vệ người sử dụng internet gửi đến. Những nhóm này cho rằng Google đã cưỡng ép người dùng đồng thuận khi hiển thị các nội dung ám chỉ dịch vụ của họ sẽ không khả dụng trừ khi mọi người chấp nhận các điều khoản.
Dù mức phạt là khiêm tốn so với tiềm lực tài chính của Google, song lại là kỷ lục tại châu Âu liên quan tới những vụ việc như thế này. Đây không phải là lần đầu tiên Google bị phàn nàn về vấn đề bảo mật dữ liệu. Năm 2012, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ cũng từng buộc tập đoàn này phải nộp phạt 22.500 USD vì xâm phạm quyền riêng tư của người dùng trình duyệt Safari của hãng Apple.