Phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang tại Hội nghị lần thứ 32 các quốc gia thành viên UNCLOS 1982

Chu An
Từ ngày 13-17/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 32 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS). Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ có bài phát biểu tại Hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đề mục số 14

Báo cáo của Tổng thư ký theo Điều 319 gửi các quốc gia thành viên về các vấn đề có tính chất chung, liên quan đến các quốc gia thành viên, phát sinh liên quan đến Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển

Thưa Chủ tịch,

1. Lời đầu tiên, Việt Nam muốn nhân cơ hội này bày tỏ sự đánh giá cao đối với bản báo cáo rất toàn diện của Ngài Tổng thư ký theo Điều 319 của UNCLOS tại văn bản số A/76/311 ngày 30/8/2021. Báo cáo đã cung cấp thông tin chi tiết về những hoạt động và diễn biến chính gần đây liên quan đến vấn đề về đại dương và luật biển, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các trụ cột phát triển bền vững, bao gồm cả mục tiêu phát triển bền vững 14 (SDG 14).

Thưa Chủ tịch,

2. Năm nay đánh dấu 40 năm ngày thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), “Hiến pháp của đại dương”. UNCLOS là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương, là cơ sở pháp lý duy nhất để xác định một cách toàn diện và đầy đủ phạm vi quyền được hưởng vùng biển của các quốc gia.

3. Công ước cùng với các điều ước thực thi Công ước đóng vai trò quan trọng chiến lược trong hành động và hợp tác trong lĩnh vực biển của quốc gia, khu vực, và toàn cầu mà mọi quốc gia, bất kể đặc điểm địa lý tự nhiên, đều được hưởng lợi từ đó. Theo Công ước, quốc gia được bảo đảm quyền sử dụng biển và đại dương hợp pháp và bền vững, góp phần to lớn vào hoà bình, ổn định, và thịnh vượng toàn cầu.

4. Hoà bình và phát triển quốc tế gắn bó mật thiết với tình hình Biển Đông vì vị trí chiến lược của vùng biển này. Vì vậy, việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, bảo đảm an toàn, tự do hàng hải và hàng không cũng như thúc đẩy hợp tác vì mục tiêu phát triển bền vững tại Biển Đông là điều kiện tiên quyết để có được hoà bình và phát triển, không chỉ đối với các nước trong khu vực, mà là cả cho cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC). Các nước cần tăng cường tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp tình hình hoặc leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời, cư xử nhân đạo đối với ngư dân và hỗ trợ người gặp nạn trên biển.

Chúng tôi kêu gọi giải quyết mọi tranh chấp bằng hoà bình, bao gồm cả tranh chấp ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương LHQ và UNCLOS, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.

Trong năm qua, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được bước tiến trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Trong quá trình đàm phán, các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Thưa Chủ tịch,

5. Chúng tôi hiểu rằng hoà bình và phát triển ở Biển Đông là một phần quan trọng của đại dương. Vì vậy, chúng tôi ghi nhận những thách thức trên biển trong báo cáo của Tổng thư ký, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 đến các vấn đề đại dương, nhất là việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030, và SDG 14.

Các ngành kinh tế dựa vào đại dương, bao gồm vận tải biển, đánh bắt thuỷ sản, du lịch và đời sống của cộng đồng ven biển sống nhờ vào biển cả, đặc biệt là ngư dân đánh bắt cá quy mô nhỏ, những thuyền viên và gia đình của họ đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Những thách thức này đã làm trầm trọng nhiều vấn đề trên biển sẵn có hoặc mới nổi, bao gồm đa dạng sinh học biển, di cư, và nghiêm trọng hơn cả là biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Trong giai đoạn phục hồi, hợp tác quốc tế trên cơ sở UNCLOS có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng quốc tế để đẩy lùi những tác hại gây ra bởi đại dịch, vượt qua các thách thức, và đạt được Chương trình nghị sự 2030.

6. Hướng đến mục tiêu đó, chúng ta nên nhìn nhận rằng nhiều cơ chế liên quan đến đại dương đang đạt được hoặc lấy lại được động lực như trước khi Covid-19 xảy ra. Động lực này bao gồm tiến trình trong phiên họp lần thứ 4 Hội nghị liên Chính phủ về BBNJ vào tháng 3 vừa qua, cũng như việc chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 5 vào tháng 8 năm nay.

Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình BBNJ, di sản chung của nhân loại cho thế hệ hiện tại và tương lai. Hội nghị đại dương LHQ tổ chức tại Lisbon vào cuối tháng này cũng là cơ hội lớn để nâng cao cam kết và biện pháp thực thi SDG14.

Theo quan điểm của chúng tôi, những biện pháp này cần quan tâm đúng mức đến việc xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển với năng lực và nguồn lực tài chính hạn chế.

Chúng tôi đồng tình với Tổng thư ký rằng Hội nghị đại dương LHQ, Thập kỷ khoa học đại dương của LHQ vì sự phát biển bền vững và chu kỳ thứ ba của Tiến trình thường xuyên đều là những sáng kiến quan trọng nhằm kích thích những nỗ lực toàn cầu trong việc thúc đẩy việc sử dụng khoa học kỹ thuật để sử dụng đại dương một cách bền vững.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại Hội nghị.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại Hội nghị.

7. Ở cấp khu vực, ASEAN đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và SDG 14 thông qua nỗ lực chung, bao gồm những không giới hạn việc thông qua Tuyên bố của các lãnh dạo ASEAN về kinh tế biển xanh vào tháng 10/2021 và khởi động Kế hoạch hành động khu vực ASEAN chống rác thải biển vào tháng 5/2021.

Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam cam kết xây dựng khu vực này trở thành một khối liên kết và hội nhập chặt chẽ, trong đó ASEAN đóng vai trò chiến lược và trung tâm, là khu vực đối thoại và hợp tác, phát triển và thịnh vượng cho tất cả các bên.

8. Việt Nam, với đặc điểm là một nước trũng thấp với bờ biển dài, đón nhận cả cơ hội và thách thức từ đại dương. Chúng tôi là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045 chú trọng các lĩnh vực về biển trong phát triển kinh tế-xã hội.

Với việc xác định biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng là những vấn đề cấp bách, Chiến lược cũng xây dựng phương pháp tiếp cận toàn diện đối với các vấn đề về biển với cách tiếp cận chủ động.

Tháng 9/2021, Việt Nam đã đồng đăng cai tổ chức hội nghị bộ trưởng về rác thải nhựa đại dương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán đang diễn ra về vấn đề này. Vào tháng 11/2021, tại COP26, thông qua cam kết phát thải ròng vào năm 2050, Việt Nam thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ trong việc đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Chúng tôi đồng ý với Tổng thư ký rằng “hành động hợp tác và tích hợp là cần thiết, bao gồm hành động giữa các tổ chức ở cấp độ toàn cầu”. Đồng thời, do các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những hạn chế về năng lực, công nghệ và nguồn lực tài chính, nên việc duy trì nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt cũng rất quan trọng.

Cuối cùng, Việt Nam nhắc lại cam kết của mình trong việc kêu gọi sự tham gia tích cực của tất cả các quốc gia thành viên và các bên liên quan trong đối phó với các thách thức về biển trong khu vực và toàn cầu, và thực hiện Chương trình nghị sự 2030.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhấn mạnh UNCLOS là ‘hiến pháp của đại dương’

Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhấn mạnh UNCLOS là ‘hiến pháp của đại dương’

Ngày 14/6, tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) ở New York đã diễn ra buổi chiêu đãi dành cho ...

Đại sứ Đặng Hoàng Giang tiếp nguyên Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam tới chào từ biệt

Đại sứ Đặng Hoàng Giang tiếp nguyên Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam tới chào từ biệt

Ngày 10/5, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang đã tiếp ông Kamal Maholtra, nguyên Điều phối viên ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 29/4-6/5.
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 7/5/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. kết quả xổ số Bạc ...
XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu nhanh nhất hôm nay - XSVT 7/5/2024. ket qua xo so Vung Tau. xổ số Vũng Tàu ngày ...
Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên giúp bạn tránh khỏi những phiền phức từ tài khoản, tin nhắn spam. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn ...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Marco Farani: Động lực mới cho hợp tác song phương Brazil - Việt Nam

Đại sứ Marco Farani: Động lực mới cho hợp tác song phương Brazil - Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam và Brazil thiết lập quan hệ ngoại giao vào 8/5/1989, hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên mọi mặt từ chính trị, quốc phòng, ngoại giao đến ...
Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là một chiến thắng vượt qua cả không gian và thời gian.
Có hẹn với Việt Nam!

Có hẹn với Việt Nam!

Chúng ta, ai cũng có thể góp phần vào hành trình đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới và mang thế giới đến gần hơn với Việt Nam.
Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Tôi vẫn còn nhỏ khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết và không ngờ Việt Nam làm nên một trang sử mới trong cuộc đời tôi.
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio  - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio đã luôn nỗ lực để hiện thực hóa mong mỏi đưa quan hệ Nhật-Việt phát triển thành đối tác thực sự đặc biệt.
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.
Phiên bản di động