Phát biểu của Đại sứ Lê Thị Hồng Vân tại Cuộc họp Hội đồng chấp hành đặc biệt lần thứ 7 của UNESCO

Vy Anh
Ngày 15-16/3, tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra Cuộc họp Hội đồng chấp hành đặc biệt lần thứ 7, bàn về tác động và hệ luỵ tình hình Ukraine đến các lĩnh vực thẩm quyền của UNESCO với sự tham gia của 58 thành viên Hội đồng chấp hành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Đặng Thị Hồng Vân
Khai mạc Cuộc họp Hội đồng chấp hành đặc biệt lần thứ 7 bàn về tác động và hệ luỵ tình hình Ukraine đến các lĩnh vực thẩm quyền của UNESCO. (Nguồn: unesco.org)

Tại cuộc họp, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO đã có một số chia sẻ thể hiện quan điểm của Việt Nam.

Những bài học của chiến tranh

Theo Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, UNESCO được ra đời với niềm tin rằng hòa bình và an ninh cho tất cả các quốc gia và các dân tộc sẽ được thúc đẩy khi sự kém hiểu biết, nghi kị và mất lòng tin được thay thế bởi giáo dục, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và lòng bao dung.

Suốt 75 năm qua, thông qua thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, UNESCO đã trở thành đại diện của lương tri và trí tuệ của nhân loại. Cách tiếp cận toàn cầu và nhân văn của Tổ chức là bảo đảm quan trọng cho hòa bình.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân nhấn mạnh, thế giới ngày nay đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, như đại dịch toàn cầu, sự bất bình đẳng, xung đột, cạnh tranh nước lớn, chính trị cường quyền và biến đổi khí hậu. Vai trò của UNESCO càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO bày tỏ: “Những bài học của Thế chiến II cũng như chính lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng, bảo đảm luật pháp quốc tế, tăng cường đoàn kết, hợp tác và tin cậy lẫn nhau có ý nghĩa then chốt cho duy trì hòa bình và ổn định trên khắp thế giới.

Cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc về tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.

Là một đất nước đã bị tàn phá qua hàng thập niên chiến tranh, Việt Nam hiểu hơn ai hết chiến tranh và xung đột chỉ đem lại đau thương, mất mát cho người dân và để lại nhiều hệ lụy tiêu cực đến mọi mặt của đời sống của những quốc gia liên quan trực tiếp cũng như các quốc gia khác.

Kêu gọi giảm leo thang, đối thoại và đàm phán

Do đó, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân nhấn mạnh sự lo ngại của Việt Nam trước tình hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine, một quốc gia thành viên có chủ quyền của Liên hợp quốc. Việt Nam và các nước thành viên ASEAN khác đã ra tuyên bố về vấn đề này vào ngày 26/2.

Theo Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, vấn đề cấp bách hiện nay là cần kiềm chế tối đa và chấm dứt ngay việc sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất cho dân thường, nhất là trẻ em, thanh niên, sinh viên, giáo viên, nghệ sĩ, các nhà khoa học, nhà báo.

Đại sứ Đặng Thị Hồng Vân
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân phát biểu tại Cuộc họp Hội đồng chấp hành đặc biệt lần thứ 7.

Bên cạnh đó, cần bảo đảm an ninh, an toàn cho các cơ sở dân sự như trường học, các khu tưởng niệm, các công trình văn hóa, thông tin truyền thông theo luật nhân đạo quốc tế.

Cũng cần bảo vệ các di sản văn hóa dưới mọi hình thức để bảo tồn cho các thế hệ mai sau, phù hợp với Công ước 1970 về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa, Công ước 1972 về di sản thế giới và Công ước 1954 bảo vệ tài sản văn hóa trong xung đột vũ trang và hai hiệp định thư liên quan.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan tâm của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ và tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các bên, gia tăng các nỗ lực viện trợ nhân đạo cho dân thường.

Chúng tôi cho rằng cần bảo đảm an toàn, an ninh và tạo điều kiện sơ tán cho tất cả các công dân nước ngoài sinh sống tại Ukraine, bao gồm cả những người Việt Nam tại đây, không phân biệt đối xử về nguồn gốc, chủng tộc, quốc tịch hay tộc người”.

Phát huy vai trò gắn kết

Trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, UNESCO có thể phát huy vai trò gắn kết và thúc đẩy các nỗ lực mang tính nhân văn.

Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO cho biết, Việt Nam đánh giá cao Tổng giám đốc và Ban thư ký UNESCO đã phản ứng kịp thời trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giáo dục, văn hóa, thông tin và truyền thông.

Việt Nam hoan nghênh đề xuất UNESCO triển khai chương trình hỗ trợ khẩn cấp trong các lĩnh vực thẩm quyền của mình. Với thế mạnh đặc trưng, UNESCO có thể đi đầu trong các nỗ lực điều phối quốc tế, hỗ trợ việc phục hồi và tái thiết văn hóa, di sản và giáo dục bị tác động bởi xung đột.

Những kinh nghiệm thành công ở Syria, Libya, các sáng kiến điển hình như “Làm sống lại tinh thần Mosul” và “Li Beirut” là minh chứng sinh động cho sức mạnh chữa lành và tái thiết (healing and rebuilding power) của UNESCO. Cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân sách bổ sung cho Ban thư ký để triển khai những nỗ lực này.

Trích dẫn câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” của Việt Nam, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân bày tỏ: “Càng phải đương đầu với nhiều thách thức lớn, chúng ta càng cần hợp tác, đoàn kết và tăng cường chủ nghĩa đa phương. Hãy cùng chung tay, thông qua những giá trị nhân văn của UNESCO, để hoàn thành sứ mệnh cao cả của Tổ chức - thúc đẩy ‘đoàn kết trí tuệ và đạo đức của nhân loại’, xây dựng một thế giới hòa bình, bền vững và tự cường”.

Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII

Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII

Sáng 10/3, dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ...

[VIDEO] Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng LHQ

[VIDEO] Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng LHQ

Báo TG&VN giới thiệu phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ tại phiên họp khẩn ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
Phiên bản di động