TIN LIÊN QUAN | |
Giải Báo chí quốc gia 2019: Không còn khoảng cách giữa báo trung ương và địa phương | |
Phát động Giải báo chí về thảm họa da cam ở Việt Nam |
Đại diện Ban Tổ chức giới thiệu về Giải báo chí '75 năm Quốc hội Việt Nam'. (Ảnh: An Lê) |
Tham dự Lễ phát động Giải báo chí có đại diện lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương; Vụ Thông tin báo chí, Bộ Ngoại giao, Cục báo chí, Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông; Ban nghiệp vụ và Văn phòng của Hội Nhà báo Việt Nam; các vụ chuyên môn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các ban thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội cùng đạ diện của gần 90 cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và cơ quan báo chí địa phương thường trú tại Hà Nội.
Tại Lễ phát động Giải báo chí, Ban tổ chức đã công bố các Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam” và Công bố Thể lệ Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam” kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946-6/1/2021).
Tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí nhấn mạnh, đây là lần thứ hai Văn phòng Quốc hội phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí viết về đề tài Quốc hội.
Theo ông, việc tổ chức Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam” ở quy mô lớn về đề tài Quốc hội với mong muốn tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí trong việc đưa tin, phản ánh kịp thời, sinh động về hoạt động của Quốc hội; góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí viết về Quốc hội; khuyến khích phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí tích cực tham gia tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội và phản ánh ý chí, nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội; ghi nhận và tôn vinh các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về đề tài Quốc hội.
Thông tin về thể lệ Giải, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Giải, cho biết Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam” được áp dụng đối với 05 loại hình báo chí là: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí. Thể loại báo chí dự Giải gồm tin, bài phản ánh, ảnh báo chí, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, phóng sự, phóng sự điều tra, ghi chép, bút ký báo chí, bài chân dung, giao lưu, tọa đàm, phim tài liệu truyền hình. Tác phẩm phải đảm bảo tính chính xác, có tính thuyết phục cao về nội dung và hình thức thể hiện.
Về điều kiện dự Giải, các tác phẩm báo chí đã đăng tải, phát sóng trong thời gian từ 01/01/2016 đến 31/10/2020 trên các báo, đài được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí đều có thể tham dự Giải. Những tác phẩm đã được trao giải thưởng ở các cuộc thi của địa phương, ngành hoặc liên ngành Trung ương được quyền dự Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”, nhưng cần ghi rõ mức giải và đơn vị đã tổ chức cuộc thi. Không nhận các tác phẩm đã đoạt giải của Giải báo chí quốc gia.
Trong đó, tác phẩm báo điện tử dự giải phải là tác phẩm sáng tác lần đầu, không phải là phiên bản của báo in. Tác phẩm dự giải của tác giả vi phạm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Luật Báo chí và các quy định pháp luật khác không được xem xét. Các tác phẩm dự Giải phải có chữ ký xác nhận của lãnh đạo Báo, Đài hoặc lãnh đạo cấp Hội Nhà báo. Tác giả gửi tác phẩm dự thi tự chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý liên quan đến tác phẩm.
Về đối tượng dự Giải, tất cả các nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên, các cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan thông tấn, báo chí là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với nội dung nêu trên và đáp ứng các điều kiện đều có thể gửi bài dự Giải. Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm phù hợp với yêu cầu và điều kiện đã nêu. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một tác phẩm thì giải sẽ trao cho nhóm tác giả. Số tác giả của một nhóm tối đa là 05 người.
Ông Thuận Hữu - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Đồng Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Báo chí cũng bày tỏ mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan báo chí ở Trung ương, địa phương; sự tham gia tích cực của các nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên, các cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan thông tấn, báo chí. Đặc biệt, sự tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi đến mọi đối tượng trong xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam” thành công tốt đẹp, đạt được mục đích đề ra.
Thời gian nhận tác phẩm: Từ sau Lễ phát động Giải đến hết ngày 31/10/2020 (theo dấu Bưu điện). Dự kiến Giải thưởng sẽ được công bố vào ngày 04/01/2021. Về cơ cấu giải thưởng: 05 giải A, mỗi giải 40 triệu đồng; 10 giải B, mỗi giải 30 triệu đồng; 15 giải C, mỗi giải 10 triệu đồng; 20 giải khuyến khích, mỗi giải 05 triệu đồng. Địa chỉ nhận tác phẩm: Hội Nhà báo Việt Nam: Ban Thư ký Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”/ Ban Nghiệp vụ, Hội NBVN, 59 Lý Thái Tổ - Hà Nội. ĐT: 024.38.246.530 - 024.3935.1071 – 097.262.8386. Hoặc Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 080.46326 – 0989792626. (Ngoài bì ghi rõ: Dự Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”). Ban Tổ chức Giải không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm tham dự Giải bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện. |
| Nhà báo Trần Bá Dung: Làm báo thời nào cũng là làm chính trị! TGVN. Chia sẻ suy nghĩ về làm báo thời 4.0, nhà báo Trần Bá Dung – Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam ... |
| Lần đầu tiên tổ chức Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử” TGVN. Chiều 19/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và ... |
| Thêm một mùa Giải Báo chí Quốc gia sôi động và mới mẻ TGVN. Chiều 13/6, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo công bố Giải Báo chí Quốc gia 2018. Theo đó, 106 tác phẩm ... |