📞

Phát hiện cây cao nhất thế giới cao hơn chiều dài một sân bóng đá

09:22 | 08/04/2019
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một cây mọc trong khu rừng nhiệt đới ở Malaysia cao nhất thế giới, được ghi nhận là một cây khổng lồ, có chiều cao đáng kinh ngạc 100,8m từ mặt đất đến bầu trời.    

Cây này có khả năng cũng là cây có hoa cao nhất thế giới, sống trong một khu rừng nhiệt đới ở Sabah, Malaysia.

Theo các nhà khoa học từ Vương quốc Anh và Malaysia, nó rất cao, vì vậy không có gì lạ khi các nhà khoa học đặt tên cho nó là "Menara", từ tiếng Malaysia có nghĩa là "tháp".

Đối với những người không thể trực tiếp đến khu vực đảo Borneo, Malaysia, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình 3D của cây, mọi người có thể lật và xoắn online.

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một cây mọc trong khu rừng nhiệt đới ở Malaysia cao nhất thế giới. (Nguồn: Phys)

Bằng cách nghiên cứu Menara, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ hiểu được cách cây phát triển quá cao như vậy.

Menara thuộc một loài cây nhiệt đới được gọi là meranti màu vàng (Shorea faguetiana), một thành viên của họ Dipterocarpaceae phát triển mạnh trong các khu rừng mưa nhiệt đới ẩm thấp ở Đông Nam Á. Giữ kỷ lục trước đây cho cây nhiệt đới cao nhất đến từ khu vực này và từ chi Shorea.

Nhóm nghiên cứu đã bắt gặp Menara bằng cách sử dụng công nghệ laser được gọi là phát hiện ánh sáng. Về bản chất, các nhà khoa học sử dụng một chiếc máy bay mang theo thiết bị bay lượn bắn các tia laser, sau đó phản xạ lại khi chúng chạm vào tán rừng và mặt đất, cung cấp dữ liệu cho bản đồ.

Sau khi xem xét dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã quyết định tiếp cận cây cao nhất thế giới Menara. Một nhà leo núi địa phương, Uinating Jami, thuộc Hiệp hội nghiên cứu rừng nhiệt đới Đông Nam Á, đã leo lên cây vào tháng 1/2019 để đo chiều cao chính xác của nó bằng thước dây.

Jami tiết lộ rằng Menara có khả năng là loài thực vật có hoa cao nhất thế giới, vì nó cao hơn cây giữ kỷ lục trước đó là một cây bạch đàn (Eucalyptus regnans) ở Tasmania cao 99,6 m.

Không tính gốc rễ, Menara nặng gần 81.500 kg nhưng chỉ 5% khối lượng của nó đến từ các tán rộng 40 m, 95% còn lại nằm trong thân cây của nó.

Menara có thể dễ bị tổn thương do gió, nhưng nhờ vào vị trí được che chở trong một thung lũng nó không hề hấn gì. Với chiều cao vượt trội, nó phải đối mặt với một trận chiến khó khăn như thách thức việc mang nước lên đến những cành cây cao nhất của nó.

(theo Dân trí/Live Science)