TIN LIÊN QUAN | |
Nhật Bản: Tìm thấy bé trai mất tích trong rừng ở Hokkaido | |
Hy vọng giải mã thư viện cổ bị núi lửa Vesuvius phá hủy |
Bể nước này được phát hiện trong dự án khai quật thành phố cổ Aphrodisias, tỉnh Aydin, Thổ Nhĩ Kỳ do Giáo sư Roland R.R. Smith, thuộc trường Đại học Oxford (Anh), phụ trách. Đây là một trong những yếu tố kiến trúc quan trọng của thành phố cổ. Nó cùng với công viên bao quanh tiết lộ thông tin quan trọng về cuộc sống ở các thành phố La Mã 2.100 năm trước đây.
Với chiều dài 30m, rộng 1,7m, sâu 1m, được thiết kế như một bể nước trang trí. Thời Đế chế La Mã, bể nước trang trí có công viên bao quanh nằm ở vị trí trung tâm được coi là biểu tượng cho sự phồn hoa của những thành phố.
Thành phố cổ Aphrodisias nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO và thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ bởi kiến trúc đồ sộ, nguyên vẹn của nó. "Aphrodisias là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trên thế giới. Rất nhiều đồ tạo tác đã được phát hiện ở đây trong quá trình khai quật" - Giáo sư Smith cho biết.
Di tích hổ nước khổng lồ thời La Mã. (Nguồn: Daily News) |
"Bể nước trang trí được xây dựng to lớn để thể hiện sức mạnh và sự giàu có của thành phố. Thực tế, Aphrodisias không phải là một thành phố lớn. Dân số ở đây rất ít nhưng các công trình được xây dựng hoành tráng để biến nó thành một đô thị lớn. Các thành phố trong thời kỳ Đế chế La Mã thường cạnh tranh với nhau về kiến trúc to đẹp. Đó là lý do họ xây công trình lớn này", Giáo sư Smith cho biết thêm.
Qua quá trình khai quật, các nhà khảo cổ thu được những kiến thức quan trọng về kỹ thuật sử dụng để xây dựng công trình.
"Trong thời kỳ Đế chế La Mã, các quan chức địa phương thường tới thăm thủ đô Roma và bắt chước kiến trúc ở đó. Xung quanh bể nước có cây cọ, chữ khắc và cả đường ống lưu thông nước để làm sạch. Chúng tôi cho rằng, đây là một công viên lớn và là công viên duy nhất thời Đế chế La Mã. Nó là công trình kết hợp giữa cây cối, kiến trúc quý tộc và nước", ông Smith nhận định.
Để vua quan nước Việt không phải mặc áo... Lion King “Sản phẩm theo phong cách La Mã, Ai Cập, Trung Quốc… ư? Chẳng có gì khó. Trên internet có vô số họa tiết miễn phí ... |
Syria: Đền cổ La Mã 2000 năm tuổi bị phá hủy Liên hợp quốc vừa xác nhận, đền Bel – ngôi đền La Mã cổ 2000 năm tuổi nổi tiếng đã bị lực lượng Nhà nước ... |
Hai du khách Mỹ bị bắt vì phá hoại Đấu trường La Mã Sau khi khắc chữ lên bức tường lịch sử, hai nữ du khách nay còn chụp ảnh tự sướng để khoe “chiến tích”. |