Nhỏ Bình thường Lớn

Quan hệ Mỹ - Đức dưới thời ông Scholz: Đi đâu về đâu?

Washington nên sẵn sàng cho ít nhất bốn thay đổi trong chính sách đối ngoại của Berlin nói chung và quan hệ Mỹ-Đức nói riêng dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz.
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel trong buổi lễ trao quyền Thủ tướng cho người kế nhiệm Olaf Scholz, ngày 8/12 tại Berlin. Năm 2005, bà Merkel trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Đức và trong 16 năm tiếp theo, bà được ghi nhận là người đã nâng cao danh tiến
Nhiệm kỳ của ông Olaf Scholz có thể chứng kiến nhiều thay đổi trong quan hệ Mỹ-Đức so với bà Angela Merkel. (Nguồn: Reuters)

Định hướng giá trị

Đầu tiên là một chính sách đối ngoại theo định hướng giá trị hơn, có nghĩa là có đường lối cứng rắn hơn với Nga hay Trung Quốc.

Ngoại trưởng Annalena Baerbock vốn là người của Đảng Xanh, từng chỉ trích gay gắt nhất các chính đảng lớn ở Nga lẫn Trung Quốc. Cùng với phía Mỹ, họ phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc (Nordstream 2).

Đức cũng sẽ cứng rắn hơn với Ba Lan và Hungary về vấn đề pháp quyền. Người tiền nhiệm của Thủ tướng Olaf Scholz từng chịu chỉ trích nặng nề vì đã quá mềm mỏng trong những vấn đề này.

Cách tiếp cận theo định hướng giá trị của Đảng Xanh sẽ hợp với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hơn, song lại trái ngược chủ nghĩa trọng thương của bà Merkel, vốn ưu tiên cho lợi ích kinh tế và thương mại, nhất là với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của Ngoại trưởng Baerbock là có thể khiến bà ở vào thế đối đầu với Thủ tướng Scholz, người được cho là sẽ ít nhiều kế thừa chính sách đối ngoại của Merkel. Điều này có thể tạo ra căng thẳng, nhất là khi dưới thời bà Merkel, Văn phòng Thủ tướng có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại.

Dù vậy, với uy tín cao và mối liên kết với Washington, bà Baerbock sẽ thúc đẩy nước Đức định hướng giá trị hơn, từ đó có thể biến chính sách với Nga và Trung Quốc, vốn là nguồn gốc căng thẳng trong quan hệ Đức - Mỹ, trở thành một thế mạnh.

Nước Đức dưới thời ông Olaf Scholz sẽ xây dựng chính sách đối ngoại theo định hướng giá trị hơn, sẵn sàng bày tỏ thái độ cứng rắn cần thiết với cả Nga và Trung Quốc.

Châu Âu trên hết

Thứ hai, chính phủ mới sẽ đặt châu Âu lên vị trí hàng đầu.

Thỏa thuận liên minh có nhiều đề xuất táo bạo trong hỗ trợ củng cố Liên minh châu Âu (EU), trái ngược với sự thận trọng của bà Merkel với các sáng kiến của EU khi bác bỏ nhiều ý tưởng cải cách của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Điều này đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực quốc phòng. Bà Merkel luôn nhìn nhận nền quốc phòng châu Âu qua lăng kính của NATO và bác bỏ tầm nhìn của ông Macron về cái gọi là quyền tự chủ chiến lược của châu Âu.

Tuy nhiên, Berlin giờ đã khác. Gần đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố: “Chủ quyền của châu Âu là nền tảng trong chính sách đối ngoại của chúng tôi”.

Mặc dù thỏa thuận liên minh ủng hộ một NATO mở rộng, với thỏa thuận chia sẻ hạt nhân cụ thể hơn có thể ít nhiều xoa dịu nỗi lo của Washington, song nhiều khả năng trong tương lai, chính phủ Đức sẽ dành sự quan tâm cho EU hơn là nước Mỹ.

(16.12) Ngoại trưởng Annalena Baerbock sẽ có vai trò quan trọng trong định hình chính sách đối ngoại của Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz. (Nguồn: Reuters)
Ngoại trưởng Annalena Baerbock sẽ có vai trò quan trọng trong định hình chính sách đối ngoại của Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz. (Nguồn: Reuters)

Đi đầu về khí hậu

Thứ ba, Đức sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về chống biến đổi khí hậu.

Từ lâu, Berlin đã là đóng vai trò lãnh đạo giải quyết các vấn đề khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, bà Angela Merkel từng gây tranh cãi khi quyết định đột ngột đóng cửa nhà máy điện hạt nhân của Đức sau thảm họa Fukushima (Nhật Bản), nhưng vẫn giữ các nhà máy nhiệt điện. Tốc độ giảm phát thải chậm chạp khiến các nhà hoạt động môi trường thất vọng, buộc Tòa án Hiến pháp Đức yêu cầu Berlin hành động mạnh mẽ hơn.

Trong khi đó, liên minh cầm quyền mới nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề khí hậu, đồng nghĩa với sự đầu tư lớn cho lĩnh vực này. Là quốc gia dẫn dắt trong EU, Đức sẽ thúc đẩy khối hành động táo bạo hơn về chống biến đổi khí hậu.

Đây là một tin tốt cho Mỹ. Trong suốt bốn năm dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, phần lớn tiến bộ của Mỹ về khí hậu là nhờ các sáng kiến của các thành phố và bang do thiếu sự quan tâm của chính phủ liên bang. Với việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tập trung vào vấn đề khí hậu và đảo ngược của nhiều chính sách của người tiền nhiệm, hai nước nên tận dụng cơ hội để thúc đẩy hợp tác.

Liên minh cầm quyền mới đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề khí hậu và cam kết đầu tư cho lĩnh vực này. Là quốc gia dẫn dắt trong EU, Đức sẽ thúc đẩy khối hành động táo bạo hơn.

Quốc phòng không đổi

Cuối cùng, Mỹ không nên trông chờ bất kỳ sự thay đổi nào trong quan điểm của Đức về vấn đề quốc phòng. Lo ngại của Washington và NATO rằng, Đức sẽ rút khỏi cam kết chia sẻ hạt nhân với NATO hoặc ngừng mua máy bay không người lái có vũ trang là không có cơ sở.

Thực tế cho thấy vấn đề ngân sách quốc phòng hầu như không được đề cập trong thỏa thuận lập chính phủ của liên minh cầm quyền.

Hiện quân đội Đức không ở trong trạng thái tốt nhất để sẵn sàng chiến đấu sau nhiều năm thiếu đầu tư. Thực trạng này khó thay đổi khi liên minh cầm quyền gồm hai đảng có đường lối khá ôn hòa và một đảng phản đối việc chi tiêu nhiều hơn.

Thỏa thuận liên minh không đề cập rõ cam kết với NATO, vốn là 2% GDP cho quốc phòng và thay vào đó chỉ đề cập mơ hồ về chi 3% cho một loạt ưu tiên được xác định rộng rãi hơn bên cạnh quốc phòng, bao gồm ngoại giao và phát triển.

Đã đến lúc Mỹ bỏ qua thước đo chi tiêu quốc phòng 2% này. Đóng góp của châu Âu cho ngân sách quốc phòng quá ít đã cản trở các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương (nhất là Đức) trong nhiều thập kỷ. Thay vì thúc giục Berlin đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP, Washington nên ủng hộ các lời kêu gọi phát triển hơn và chi tiêu nhiều hơn cho khí hậu.

Đồng thời, Mỹ nên tập trung giành lại ưu thế với Đức, nắm bắt xu hướng ủng hộ EU của liên minh cầm quyền tại Đức và khuyến khích chi tiêu tập thể nhiều hơn ở cấp độ EU để lấp đầy những khoảng trống này trong năng lực của NATO. Một EU mạnh mẽ, gắn kết hơn, có thể hành động mạnh mẽ về chống biến đổi khí hậu hoặc chống lại sự chèn ép kinh tế của Trung Quốc, là điều tốt cho cả Đức, Mỹ và NATO.

Covid-19 ở Đức: Thách thức cũ, tiếp cận mới

Covid-19 ở Đức: Thách thức cũ, tiếp cận mới

Chính phủ mới ở Đức đang đẩy mạnh các biện pháp ứng phó đại dịch Covid-19 nhưng chặng đường phía trước không hề dễ dàng ...

Bài phát biểu đầu tiên của tân Thủ tướng Đức: EU là ưu tiên hàng đầu, gửi cảnh báo tới Nga, nói gì về Trung Quốc?

Bài phát biểu đầu tiên của tân Thủ tướng Đức: EU là ưu tiên hàng đầu, gửi cảnh báo tới Nga, nói gì về Trung Quốc?

Ngày 15/12, tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có bài phát biểu chính thức đầu tiên trước quốc hội trên cương vị là người ...

Tin cũ hơn

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị... Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ? Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng? Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?