Nhỏ Bình thường Lớn

Phát hiện hơn 1.000 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo phát hiện 1.284 hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời, mang lại hy vọng tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất.
TIN LIÊN QUAN
phat hien hon 1000 hanh tinh ngoai he mat troi Kính thiên văn vũ trụ khổng lồ của NASA
phat hien hon 1000 hanh tinh ngoai he mat troi NASA lên kế hoạch trồng khoai tây trên Sao Hỏa

Các nhà khoa học của NASA sử dụng kính thiên văn vũ trụ Kepler đã phát hiện 1.284 hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh). Đây là số lượng ngoại hành tinh mới được phát hiện lớn nhất từ trước tới nay.

Vào 0h ngày 11/5/2016, NASA đã tổ chức họp báo về phát hiện mới nhất này.

Theo đó, có 550 ngoại hành tinh mới được phát hiện có kích thước tương đương Trái Đất, trong đó có 9 hành tinh nằm trong vùng "có khả năng sinh sống được" do có thể có nước tồn tại.

phat hien hon 1000 hanh tinh ngoai he mat troi
Kính thiên văn Kepler đang hoạt động trong vũ trụ (Nguồn: NASA)

Đây là những vùng có nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh đối với nước ở dạng lỏng, một nhân tố quan trọng giúp sự sống tồn tại.  

Phát hiện các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời này có thể góp phần hỗ trợ cho việc nghiên cứu các hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống giống Trái Đất. 

Kính thiên văn không gian Kepler được phóng lên vũ trụ năm 2009, với nhiệm vụ tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất ngoài hệ Mặt Trời. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ năm 2012, Kepler tiếp tục thu thập dữ liệu thêm một năm và bắt đầu sứ mệnh thứ hai vào năm 2014. Trong thời gian này, nó đã giúp các nhà khoa học phát hiện gần 5.000 ngoại hành tinh.

phat hien hon 1000 hanh tinh ngoai he mat troi
Biểu đồ miêu tả phương pháp xác định hành tinh của NASA (Nguồn: NASA)

Kính thiên văn Kepler hiện đang liên tục quan sát 150.000 ngôi sao có thể có hành tinh bay quanh. Với giá trị lên tới 600 triệu USD và được đưa vào vũ trụ từ tháng 3/2009, Kepler là kính thiên văn đầu tiên được NASA thiết kế nhằm tìm kiếm các hành tinh có kích thước hay cấu tạo giống Trái Đất ngoài hệ Mặt Trời bằng cách đo những thay đổi về độ sáng của một ngôi sao chủ khi có một hành tinh bay ngang qua.

Bằng cách quan sát các ngoại hành tinh này, các nhà khoa học của NASA hy vọng sẽ thu thập thêm những thông tin quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu và tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Tính đến thời điểm hiện tại, giới khoa học đã phát hiện tổng cộng gần 5.000 hành tinh, trong đó 3.200 hành tinh đã được xác nhận.

Tháng 7/2015, NASA thông báo kính thiên văn Kepler đã phát hiện một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có tên Kepler-452b, với nhiều đặc điểm giống Trái Đất nhất từ trước tới nay. Đây được xem là một phát hiện mang tính cách mạng, mở ra hy vọng cho công cuộc tìm kiếm một "Trái Đất thứ hai" trong vũ trụ.

phat hien hon 1000 hanh tinh ngoai he mat troi

Những bức ảnh họa hình Trái Đất của NASA

Vẻ đẹp những bức ảnh như nhắc nhở chúng ta lý do cần làm sạch môi trường hàng ngày.

phat hien hon 1000 hanh tinh ngoai he mat troi

ISS trở thành "bến tàu vũ trụ" trên quỹ đạo Trái Đất

Việc tàu Dragon tiếp cận thành công Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đã biến trạm này thành một "bến tàu" lịch sử trên quỹ ...

phat hien hon 1000 hanh tinh ngoai he mat troi

NASA lên kế hoạch “nghe lén" ở Sao Hỏa

Các nhà khoa học của NASA đang nỗ lực tìm kiếm và ghi lại những âm thanh có thể có trên Hỏa tinh.

Trung Hiếu (tổng hợp)