Trưng bày mẫu hóa thạch cá heo. (Nguồn: AP) |
Các nhà khoa học đã khai quật hộp sọ hóa thạch này ở Peru. Họ tìm thấy hóa thạch trong chuyến thám hiểm trên sông Napo năm 2018 do Hiệp hội Địa lý quốc gia tài trợ.
Tin liên quan |
Nhật Bản: Hóa thạch xương hàm khủng long Tyrannosaurid lần đầu tiên được tìm thấy |
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances, nhà cổ sinh vật học Rodolfo Salas cho biết, hộp sọ hóa thạch trên là của loài cá heo lớn nhất từng sinh sống ở vùng sông nước Nam Mỹ, có chiều dài từ 3-3,5m.
Loài cá heo này được đặt tên là Pebanista yacuruna, theo tên Yacuruna - một sinh vật thần thoại của Peru sống ở vùng nước sâu.
Chuyên gia Salas cho biết thêm, loài cá heo này có họ hàng với loài cá heo sông Hằng ở Ấn Độ nhưng có kích thước lớn hơn nhiều.
Chúng đã sống trong môi trường nước ngọt ở Amazon và Ấn Độ nhưng đã tuyệt chủng ở Amazon và sống sót tại Ấn Độ. Theo nhà khoa học Salas, tổ tiên của chúng trước đây sống ở đại dương.
Hiện lưu vực sông Amazon và Orinoco vẫn là nơi sinh sống của loài cá heo sông Amazon, còn được gọi là cá heo hồng hoặc boto.
(theo TTXVN)
| Bí ẩn về loài cá heo "mini" không răng sống cách đây 30 triệu năm Nhóm nhà khoa học Mỹ mới đây đã tiết lộ về một loài cá heo nhỏ không răng từng sinh sống tại nhiều đại dương ... |
| Cá heo Irrawaddy ở Campuchia "thoát" nguy cơ tuyệt chủng Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, loài cá heo nước ngọt tại Camphuchia vốn đang trong diện đe dọa tuyệt chủng đã sinh ... |
| Israel phát hiện di tích kiến trúc căn cứ quân đoàn La Mã 1.800 năm tuổi Ngày 14/2, cơ quan quản lý cổ vật Israel (IAA) cho biết, các nhà khảo cổ học của nước này đã phát hiện di tích ... |
| Pháp: Phát hiện hơn 1.000 mộ cổ và tàn tích ngôi làng gần 1.200 năm tuổi Mới đây, các cuộc khai quật tu viện Beaumont thời Trung cổ ở Pháp đã phát hiện hơn 1.000 ngôi mộ cổ cũng như tàn ... |
| Bí ẩn loài cá nhỏ bé tạo âm thanh có thể thành sóng nước giúp di chuyển tốt hơn Cá Danionella cerebrum chỉ nhỏ cỡ móng tay cái nhưng có thể tạo ra tiếng động vượt quá 140 decibel. |