Theo đó, các kỹ sư của Hitachi sẽ chế tạo một thiết bị phân tích tự động có khả năng phát hiện các dấu hiệu của ung thư nhờ vào việc phân tích các phản ứng của giun tròn khi tiếp xúc với nước tiểu của người bệnh.
Phát hiện sớm ung thư nhờ giun tròn. |
Qua theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra giun tròn sống trong đất và nước, thường thích mùi nước tiểu của bệnh nhân ung thư và tránh nước tiểu của người khỏe mạnh. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là mắc ung thư nếu có từ 50 – 100 con giun tròn cùng hướng đến mẫu nước tiểu trong vòng 30 phút.
Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp này giúp xác định ung thư ở giai đoạn sớm, vốn không thể được phát hiện bằng xét nghiệm thông thường và khuyến khích bệnh nhân điều trị sớm.
“Những nghiên cứu lâm sàng của chúng tôi đều cho kết quả chính xác đến 90%, đặc biệt đối với một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột, tuyến tụy”, Giáo sư Takaaki Hirotsu, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Kyushu cho biết.
Thời gian tới, nhóm nghiên cứu dự định sẽ xây dựng một phòng thí nghiệm tại Okinawa để phục vụ việc phân tích mẫu từ một số khu vực ở Nhật Bản và châu Á.
“Trong vòng 10 năm tới, những thí nghiệm chẩn đoán ung thư nhanh như vậy sẽ được sử dụng để phục vụ khoảng 1,3 tỷ người/năm”, nhóm nghiên cứu dự báo.