TIN LIÊN QUAN | |
Dịch Zika lây lan tại Ấn Độ | |
Ấn Độ lo ngại tình trạng các ca nhiễm virus Zika không ngừng tăng |
Theo nghiên cứu mới đây, loại virus gây ra sốt Rift Valley có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho thai nhi, nếu các bà mẹ mắc phải trong thời kỳ mang thai.
Trong nghiên cứu được công bố vào tháng trước trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một con chuột bị nhiễm bệnh và mô bào thai của con người để khám phá cách virus gây ra sốt Rift Valley vào nhau thai. Kết quả cho thấy, loại virus này thậm chí còn gây hại cho thai nhi nhiều hơn cả virus Zika - từng gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2015 và khiến hàng ngàn trẻ sơ sinh ở Trung Mỹ và Nam Mỹ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Một mẫu máu được lấy bởi một nhân viên thú y từ một con cừu ở Naivasha, Kenya. Sốt Rift Vallery có thể truyền từ vật nuôi sang người. (Ảnh: New York Times) |
Sốt Rift Valley chủ yếu xảy ra với vật nuôi ở châu Phi Hạ Sahara, nơi dịch bệnh bùng phát khiến 90% đến 100% loài bò cái mang thai bị sảy thai, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
"Tuy nhiên, trường hợp này cũng xảy ra ở người mỗi năm, gây ra các triệu chứng, vấn đề nghiêm trọng về gan. Các vụ dịch đã lan ra ngoài châu Phi như: Cuối năm 2000, vụ dịch ở Saudi Arabia đã lây nhiễm hơn 100.000 người và khiến ít nhất 700 người tử vong. Bên cạnh đó, loài muỗi mang mầm bệnh này cũng được tìm thấy ở châu Âu và châu Mỹ", Tiến sĩ Amy Hartman, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Pittsburgh, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết.
Tiến sỹ Amy Hartman cho biết thêm, thay đổi khí hậu có thể khiến cách thức các bệnh truyền nhiễm lan rộng. Hiện tại, không có Vaccine hoặc phương pháp điều trị cho sốt Rift Valley. Tổ chức Y tế Thế giới cũng gọi đây là căn bệnh khẩn cấp với sức khỏe cộng đồng.
Không chỉ thế, hai trường hợp thai nhi bị nhiễm bệnh đã được ghi nhận. Một trẻ sơ sinh được sinh ra với gan và lá lách mở rộng và tử vong trong vòng một tuần. Căn bệnh này có thể không có triệu chứng ở phụ nữ mang thai, nhiều trường hợp bất thường và thai chết lưu có thể đã được xác định sai.
Cũng theo nghiên cứu, trong số những con chuột thử nghiệm, 65% được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm bệnh đã chết, so với 25% số con được sinh ra từ con mẹ không bị nhiễm bệnh. Mỗi bà mẹ nhiễm virus mất ít nhất một con và tất cả các bà mẹ bị nhiễm bệnh đều có con bị nhiễm virus. Những con chuột mang thai cũng dễ bị tử vong do sốt Rift Valley hơn những con chuột không mang thai.
Đáng ngạc nhiên nhất đối với các nhà nghiên cứu, các bà mẹ bị nhiễm bệnh, nhau thai chứa nhiều virus hơn bất kỳ mô nào khác trong cơ thể - thậm chí còn nhiều hơn cả gan, nơi thường thấy sự tổn thương của virus.
Thử nghiệm trên mô nhau thai người cho thấy, không giống như virus Zika, virus sốt Rift Valley có khả năng độc nhất là lây nhiễm một lớp tế bào chuyên biệt hỗ trợ vùng nhau thai nơi các chất dinh dưỡng chảy vào.
Zika phải đi bằng các con đường phụ vào nhau thai để lây nhiễm cho thai nhi, trong khi virus gây sốt ở Thung lũng Rift có thể đi theo "đường cao tốc", Tiến sĩ Hartman nhấn mạnh.
Tuần trước, theo một thông báo, Liên minh Sáng tạo Chuẩn bị Dịch tễ học đã đưa ra lời kêu gọi đề xuất phát triển Vaccine cho con người chống lại sốt Rift Valley. Khoảng 48 triệu USD sẽ tài trợ cho 8 dự án về sốt Rift Valley và virus Chikungunya.
Tiến sĩ Cynthia McMillen, một trong những tác giả chính của nghiên cứu này chia sẻ, cần có nhiều nghiên cứu hơn về dịch tễ học, cách virus gây sốt ở Rift Vallery gây ra bệnh và cách phòng ngừa. Căn bệnh này có thể lan rộng ra ngoài Trung Đông, vì vậy việc nhận thức là vô cùng cần thiết.
Ấn Độ lo ngại tình trạng các ca nhiễm virus Zika không ngừng tăng Ấn Độ thông báo số ca nhiễm virus Zika trong đợt bùng phát dịch mới nhất tại nước này kể từ tháng 9 tới nay ... |
Virus Zika chưa được "quét tận gốc" tại Brazil Ngày 12/7, các chuyên gia y tế khuyến cáo Brazil vẫn chưa giải quyết tận gốc tình trạng kém vệ sinh và thiếu nguồn nước ... |
Mỹ: Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh do virus Zika cao Tại Mỹ, cứ 10 phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika thì có 1 người sinh con bị mắc các dị tật bẩm sinh. Thông ... |