Phát huy nguồn lực trí thức Việt tại Anh và Ireland

XUÂN LƯU
Với hình thức hoạt động đa dạng và phong phú, đội ngũ trí thức Việt đã thể hiện tấm lòng hướng về Tổ quốc và sự đồng lòng trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác với Anh và Ireland.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng quà lưu niệm cho  GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, Chủ tịch Hội Trí thức Việt Nam tại Anh  và Ireland, ngày 5/5/2023 tại thủ đô London. (Ảnh: NVCC)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng quà lưu niệm cho GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, Chủ tịch Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland, ngày 5/5/2023 tại thủ đô London. (Ảnh: NVCC)

Kể từ khi thành lập cách đây ba năm, Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland đã tổ chức thành công rất nhiều hội thảo và sự kiện chia sẻ về khoa học, công việc, giúp đỡ các thành viên trẻ trong nghiên cứu khoa học và tìm quỹ nghiên cứu bên Anh, cũng như kết nối và xây dựng quan hệ hợp tác Việt Nam-Anh, Việt Nam-Ireland.

Khẳng định vị thế của trí thức Việt

GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, Chủ tịch Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland cho biết, Hội được thành lập vào tháng 12/2020 với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Ireland, được công nhận của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Từ khoảng 40 thành viên ban đầu, tới nay, Hội đã có hơn 120 thành viên, gồm 14 giáo sư, 35 phó giáo sư, còn lại là giảng viên cao cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ làm việc trong hơn 30 ngành nghề (tài chính, ngân hàng, công nghệ, luật, báo chí, môi trường, giáo dục...) tại gần 70 trường đại học ở Anh và Ireland.

Ban chấp hành của Hội gồm Chủ tịch là GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, Đại học Middlesex London, hai Phó Chủ tịch là PGS.TS Đoàn Xuân Vinh, Đại học Warwick và TS. Đặng Quế Anh, Đại học Conventry cùng tám thành viên khác đang làm việc trong các trường ở khắp các vùng miền của Anh và Ireland.

Hội cũng vinh dự được GS. Jonathan Van-Tam, một người Anh gốc Việt, nổi tiếng với những thành tích khoa học và lãnh đạo trong thời kỳ Covid-19 làm Chủ tịch danh dự.

GS Jonathan Van-Tam đã có nhiều đóng góp cho Hội thông qua các bài giảng và chia sẻ hằng năm. Ngoài ra, Ban tư vấn của Hội là các Đại sứ và nguyên Đại sứ Việt Nam tại Anh và Ireland, đóng vai trò kênh thông tin trực tiếp để kết nối Hội với ban, ngành và Chính phủ Việt Nam.

Tin liên quan
Chủ tịch nước thăm Đại sứ quán Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Anh Chủ tịch nước thăm Đại sứ quán Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Anh

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, trước khi thành lập Hội, cộng đồng người Việt làm việc trong giới học thuật và nghiên cứu khoa học Anh và Ireland khá đông đảo, song các hoạt động kết nối và hợp tác với Việt Nam ở mức độ cá nhân riêng lẻ.

Nhận thấy sức mạnh tập thể sẽ làm được việc có ích hơn nhiều, Hội đã được thành lập vào năm 2020. Vị trí của Hội càng ngày được nâng cao vì các thành viên là những người am hiểu và có kết nối với cả hai nước, nên dễ dàng tìm được lĩnh vực cần thiết để kết nối hợp tác.

GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn chia sẻ: “Rất nhiều các giáo sư và phó giáo sư của Hội có vị thế và uy tín khoa học cao tại Anh và Ireland. Thông qua đó, Hội có cơ hội tham gia trao đổi và đối thoại với các lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành của Việt Nam.

Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một cộng đồng trí thức mạnh, người đi trước với nhiều kinh nghiệm sẽ chia sẻ với người đi sau, điều này được các thành viên trẻ rất ủng hộ, nên số lượng thành viên tăng mạnh từ khi thành lập”.

Hội đã kết hợp với Đại sứ quán Việt Nam, các hội, đoàn khác tại Anh và Ireland tổ chức các sự kiện, các hoạt động cộng đồng.

Các trường đại học cũng như các tổ chức chính phủ ở Anh và Ireland bắt đầu thấy vai trò của Hội trong việc kết nối hợp tác về giáo dục và hợp tác nghiên cứu khoa học với Việt Nam.

Có thể nói, vai trò của Hội ngày càng lớn mạnh, mặc dù thời gian thành lập đến nay không lâu, phần lớn trong thời kỳ Covid-19. Hội nỗ lực thúc đẩy kết nối và phát triển cộng đồng người Việt ở Anh và Ireland, đồng thời luôn hướng về Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực, như cố vấn cho các bạn trẻ, đặc biệt các bạn nghiên cứu sinh hoặc đang muốn làm nghiên cứu sinh.

Nhiều thành viên đi trước của Hội có thể truyền tải lại kinh nghiệm cho người đi sau (thành công hay thất bại, kinh nghiệm làm dự án, công việc, xây dựng phòng thí nghiệm, nghiên cứu...). Hội cũng kết nối với nhiều trường đại học, các doanh nghiệp, công ty công nghệ Việt Nam.

Hội cũng tham gia tư vấn chính sách cho chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam. Chỉ riêng năm 2022, Hội tổ chức 10 sự kiện như giúp đỡ các thành viên của Hội để tạo một cộng đồng người Việt lớn mạnh ở Anh.

Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland tổ chức trao đổi học thuật và đón Tết Nguyên đán 2023  tại Đại học Oxford. (Ảnh: NVCC)
Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland tổ chức trao đổi học thuật và đón Tết Nguyên đán 2023 tại Đại học Oxford. (Ảnh: NVCC)

Kết nối xây dựng hợp tác và quan hệ

Trong năm 2023, Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland triển khai một số hoạt động chính nổi bật sau để hướng về Việt Nam.

Cụ thể, từ tháng 3/2023, Hội đã triển khai Chương trình VIS Coffee Talk chia sẻ công nghệ cũng như nghiên cứu mới nhất với thời lượng hai tuần một lần và từ tháng 9/2023 sẽ tổ chức mỗi tháng một lần.

Hội vừa tổ chức Sự kiện đặc biệt “50 Years and Beyond: VN-UK Partnership in Innovation and Education” ngày 19/6 tại London nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Vương quốc Anh và triển khai Chương trình trợ giúp và phát triển tài năng Việt (VIS MTD).

Chương trình VIS MTD sẽ mở rộng cho một dự án hợp tác với Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo để giúp đỡ 100 cán bộ trẻ và nghiên cứu sinh tiến sĩ Việt Nam theo Đề án 89. Các hoạt động này sẽ bao gồm cố vấn (1-1 hoặc cho nhóm nhỏ), bốn hội thảo về xuất bản công trình nghiên cứu, tìm quỹ nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp, nhóm nghiên cứu và trợ giúp nghiên cứu sinh Đề án 89 đi Anh.

Hội cũng kết hợp tổ chức cho các mentees (người hướng dẫn) xuất sắc đi thực tế trao đổi bên Anh. Bên cạnh đó, Hội triển khai hoạt động kết nối với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam để hợp tác các ngành chiến lược của Hội và các tổ chức trong nước; triển khai các bài thỉnh giảng của giáo sư trong Hội cho các trường đại học trong nước.

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, các thành viên của Hội sẵn sàng chia sẻ và trợ giúp các nhà nghiên cứu trẻ nâng cao kỹ năng để viết thành công đơn xin học nghiên cứu sinh, xin học bổng, tìm trường và giáo sư hướng dẫn phù hợp với định hướng nghiên cứu, cách viết và xuất bản các bài báo tại các tạp chí khoa học đầu ngành và series sách của các nhà xuất bản uy tín trên thế giới.

Hội giúp mỗi ứng viên kết nối với đại diện phù hợp, hỗ trợ chuẩn bị đề tài nghiên cứu và nộp hồ sơ từ sáu đến chín tháng cho tới khi thành công, được nhận vào một trường đại học ở Anh hay Ireland.

Chủ tịch Hội Trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland Nguyễn Xuân Huấn hy vọng thông qua các hoạt động cụ thể trên, tiềm năng hợp tác giáo dục rất lớn giữa hai nước Việt Nam và Anh hay Ireland sẽ được khai thác hiệu quả.

“Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một cộng đồng trí thức mạnh, người đi trước với nhiều kinh nghiệm sẽ chia sẻ với người đi sau, điều này được các thành viên trẻ rất ủng hộ, nên lượng thành viên Hội tăng mạnh từ khi thành lập”. - GS.TS. Nguyễn Xuân Huấn
Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2023 sẽ tổ chức vào tháng 10

Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2023 sẽ tổ chức vào tháng 10

Với chủ đề 'Dòng chảy thời đại-Hướng tới tương lai', Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2023 (Vietnam Summit in Japan 2023) ...

Hội trí thức người Việt Nam tại Hà Lan tọa đàm khoa học về trí tuệ nhân tạo và biến đổi khí hậu

Hội trí thức người Việt Nam tại Hà Lan tọa đàm khoa học về trí tuệ nhân tạo và biến đổi khí hậu

Đại sứ Phạm Việt Anh chúc mừng và hoan nghênh những nỗ lực và tinh thần hăng hái của các trí thức người Việt, đánh ...

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO tại Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia quốc tế

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO tại Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia quốc tế

Các chuyên gia quốc tế đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam trong việc tổ chức Hội nghị quốc tế “Phát huy giá trị ...

Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương Vàng tại Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế

Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương Vàng tại Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế

Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế (WICO) là cuộc thi dành cho các nhóm học sinh phổ thông với những phát ...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam

Trung tâm UNESCO Bảo tồn di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam vừa tổ chức ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.

Đọc thêm

Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết Việt Nam làm chủ bút: Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết Việt Nam làm chủ bút: Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
ADB: Cùng Philippines, tăng trưởng GDP của Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á; Trung Quốc duy trì ở mức 4,8%

ADB: Cùng Philippines, tăng trưởng GDP của Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á; Trung Quốc duy trì ở mức 4,8%

Theo ADB, dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần làm gì?

Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần làm gì?

Dưới đây là những mốc thời gian các thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.
Biến đổi khí hậu: Bế tắc trong việc đàm phán chia sẻ tài chính giữa các nước, chủ tịch COP 29 ra lời kêu gọi

Biến đổi khí hậu: Bế tắc trong việc đàm phán chia sẻ tài chính giữa các nước, chủ tịch COP 29 ra lời kêu gọi

Azerbaijan kêu gọi chính phủ của các nước giàu có thỏa hiệp nhằm phá vỡ bế tắc trong nỗ lực giúp các nước nghèo hơn ứng phó biến đổi khí ...
Lễ ra mắt chuỗi sự kiện ‘Xuân Quê hương 2025’ tại Nhật Bản

Lễ ra mắt chuỗi sự kiện ‘Xuân Quê hương 2025’ tại Nhật Bản

Chương trình Xuân Quê hương 2025 tại Nhật Bản có điểm nhấn là cuộc thi Hoa hậu Văn hóa-hữu nghị quốc tế 2025 và Siêu mẫu nhí quốc tế 2025 ...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 sắp thảo luận một nguyên tắc chung, Nhật Bản sẽ chuyển hơn 3 tỷ USD cho Ukraine

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 sắp thảo luận một nguyên tắc chung, Nhật Bản sẽ chuyển hơn 3 tỷ USD cho Ukraine

Nhật Bản sẽ chuyển cho Ukraine 3,3 tỷ USD từ lợi nhuận của tài sản Nga bị phong tỏa.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Thế giới hoang mang giữa các luồng xung đột

Thế giới hoang mang giữa các luồng xung đột

Thế giới sáu tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều dự báo trước đó đã không sai.
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.
Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Có lẽ, lần đầu tiên cựu Tổng thống Donald Trump nhận được sự cảm thông, chia sẻ của cả Đảng Cộng hòa, Dân chủ và từ cả Tổng thống Joe Biden.
Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ hàng đầu Donald Trump hôm 13/7 đã chuyển trọng tâm của cuộc tranh cử sang một tình thế hoàn toàn mới.
Chuyên gia Viện Lowy: Các nước ASEAN không phải nhìn đâu xa, hãy học Việt Nam cách chuyển đổi năng lượng

Chuyên gia Viện Lowy: Các nước ASEAN không phải nhìn đâu xa, hãy học Việt Nam cách chuyển đổi năng lượng

Năm 2023, Việt Nam chiếm gần 2/3 tổng sản lượng điện mặt trời và điện gió ở ASEAN. Việt Nam đi đầu ASEAN trong chuyển đổi năng lượng.
Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Tổng thống đắc cử Iran ấp ủ những chính sách mới táo bạo hơn cố Tổng thống tiền nhiệm, tuy vậy, trước mắt ông là rất nhiều 'vòng kim cô'.
Sáu 'chông gai' trước mắt mà tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cần vượt qua

Sáu 'chông gai' trước mắt mà tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cần vượt qua

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer hứa hẹn sẽ 'xây dựng lại' đất nước và dưới đây là 6 vấn đề nổi cộm mà ông phải đối mặt khi đảm nhận trọng trách mới
Phiên bản di động