Phát huy tri thức và nguồn lực kiều bào

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: “Những đóng góp quý báu của kiều bào cho đất nước khó có thể kể hết và đong đếm đầy đủ...”. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phat huy tri thuc va nguon luc kieu bao Kiều bào đóng góp vào những thành tựu phát triển kinh tế xã hội đất nước
phat huy tri thuc va nguon luc kieu bao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Bà con kiều bào luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc

Cách đây đúng một năm, dịp Xuân Quê hương 2018, tôi gặp Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, kiều bào ở Canada đã về nước đầu tư kinh doanh nhiều năm qua. Tôi ấn tượng ngay trong lần đầu gặp mặt với cách ông say sưa kể về các dự án nông nghiệp công nghệ cao ông đang thực hiện tại Trà Vinh và một số địa phương. Trong túi ông lúc nào cũng có ba điện thoại, vừa nói chuyện ông vừa trình diễn trên điện thoại cách đo độ mặn của nước sông Cổ Chiên tại Trà Vinh - quê hương ông, cách điều khiển tưới tiêu ở Thái Bình - quê vợ ông, và đồng hồ nước thông minh thông qua các phần mềm do công ty của ông chế tạo. Quyết định về nước khởi nghiệp ở tuổi 60, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ mong ước được góp phần cải thiện đời sống cho bà con nông dân tại quê hương mình.

phat huy tri thuc va nguon luc kieu bao
Ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.

Công ty RYNAN Technologies của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ tại Trà Vinh thu hút hàng trăm kỹ sư công nghệ trẻ, tập trung nghiên cứu, sản xuất phân bón thông minh, phần mềm thông minh đo độ mặn của nước, điều khiển tưới tiêu và đánh giá ô nhiễm môi trường. Công nghệ mới này được áp dụng tại Trà Vinh, Đồng Tháp và Thái Bình đã giúp vực dậy nền nông nghiệp của các tỉnh bị nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Một cái tên khác có thể kể đến là John Trần. Rời ánh hào quang của ngành tài chính mà nhiều người mong ước, John Trần từ Mỹ về Việt Nam, dấn thân vào con đường làm nông nghiệp thông minh với suy nghĩ có thể giúp người dân thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn tuyệt đối. Hiện GreeOx, công ty nông nghiệp - công nghệ của anh tại TP. Hồ Chí Minh cung cấp mô hình trồng rau trong thùng container, vẫn được gọi là những “vườn rau di động”. Không cần đất, không cần ánh sáng Mặt trời và có thể tái sử dụng nguồn nước tưới đến 90%, mô hình này cho thấy một hình thức canh tác hoàn toàn mới, được người tiêu dùng đón nhận.

Hay là ông Lương Thanh Văn và Tập đoàn Thủy sản Việt Úc (Viet Uc Seafood) với khát vọng “Nâng tầm tôm Việt”. Từ cơ sở ban đầu tại Bình Thuận năm 2001, đến nay, Tập đoàn đã phát triển lên 9 cơ sở nuôi, sản xuất tôm giống trải dài từ Bắc vào Nam, cung cấp 25% số lượng tôm giống cho cả nước; và cuối năm 2017 đã trở thành công ty duy nhất ở Việt Nam nghiên cứu sản xuất thành công tôm giống bố mẹ.

Còn Daniel Nguyễn Hoài Tiến, bạn trẻ gốc Việt được sinh ra và lớn lên ở Mỹ, cũng quyết định trở về, gắn bó với quê hương. Từ một người không am hiểu về Việt Nam và tiếng Việt, nhờ tình cảm của đồng bào, chàng trai sinh năm 1988 ngày càng yêu mến, đầu tư học tiếng Việt và khám phá cuộc sống quê nhà. Hoài Tiến đang triển khai nhiều dự án đem lại lợi ích cho người dân tộc thiểu số, trong đó có chuỗi dây chuyền đóng gói bao bì và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm mang yếu tố dân tộc, văn hóa.

Nguồn lực quan trọng

Theo thống kê không chính thức, đội ngũ chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài có trên 500.000 người. Hàng năm, hơn 300 lượt người thường xuyên về nước cộng tác với các Bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh đó, kiều hối và đầu tư về nước của kiều bào tiếp tục là nguồn lực quan trọng. Kiều hối năm 2017 đạt gần 13,8 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2016. Năm 2018, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kiều hối về Việt Nam đạt 15,9 tỷ USD, là một trong những quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất. Về đầu tư, hiện có 2.537 doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đang đầu tư tại 48/63 tỉnh, thành phố với tổng số vốn góp và đăng ký đạt gần 4 tỷ USD.

Đặc biệt, năm 2017, lần đầu tiên bốn chuyên gia là NVNONN tham gia tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ. Các mạng lưới chuyên gia, trí thức kiều bào như nhóm Sáng kiến Việt Nam (Mỹ), Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE, Pháp), cùng nhiều tổ chức, cá nhân kiều bào khác đã đóng góp ý kiến hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ (KHCN), y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá - xã hội...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định tại chương trình Xuân Quê hương 2018: “Những đóng góp quý báu của kiều bào cho đất nước khó có thể kể hết và đong đếm đầy đủ nhưng có thể khẳng định rằng, NVNONN luôn là máu thịt của dân tộc Việt Nam, luôn hướng về Tổ quốc, thực sự là cầu nối cho tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, trực tiếp tham gia thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, công cuộc xây dựng và phát triển bền vững của đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc, của giống nòi”.

phat huy tri thuc va nguon luc kieu bao
Kiều bào chụp ảnh bên Tượng đài Bác ở Nghệ An nhân dịp về dự Hội nghị kết nối kiều bào với địa phương, ngày 27/12 /2018.

Hiến kế xây dựng quê hương

Để phát huy nguồn lực trí thức KHCN, những năm qua, Uỷ ban Nhà nước về NVNONN đã tích cực đồng hành cùng kiều bào tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

Tiêu biểu là Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 (tháng 8/2018) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Ngoại giao, cùng các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức. Sự kiện quy tụ 100 trí thức, chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài. Đến từ nhiều lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, sinh học, y tế..., các nhà khoa học đã đưa ra những ý kiến, đề xuất đầy tâm huyết với Lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương. Đây là sự kiện rất có ý nghĩa, giúp phát huy tối đa nguồn lực chất xám, đặc biệt từ các chuyên gia NVNONN, khơi nguồn cảm hứng và tạo sự liên kết mới từ những tinh hoa KHCN trong và ngoài nước.

Đáng chú ý, lần đầu tiên Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của người Việt tại Mỹ và Việt Nam đã được tổ chức ở San Francisco tháng 12/2017 và Diễn đàn Kết nối Startup Việt trong và ngoài nước tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh tháng 6/2018. Các hội thảo chuyên đề về “Năng lượng sạch”, “Dữ liệu lớn” (8/2017), Diễn đàn Kinh tế số hoá: Thế giới không chờ chúng ta (10/2017), Diễn đàn phát triển bền vững Việt Nam 2018 trên cơ sở sáng kiến của AVSE cũng đã diễn ra tại một số địa phương. Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ I, được tổ chức thành công tại TP. Đà Nẵng tháng 11/2018, đã tạo cơ hội để trí thức trẻ Việt Nam cùng thảo luận về tầm nhìn, sứ mệnh và vai trò trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước. Diễn đàn đã thu về 200 ý tưởng, 170 giải pháp cùng 250 phân tích, kiến nghị trên nhiều lĩnh vực. Gần đây là Hội nghị Kết nối kiều bào với địa phương được tổ chức tại Nghệ An và Hà Tĩnh cuối tháng 12/2018...

Các diễn đàn, hội thảo đã tạo sự gắn kết giữa kiều bào với quê hương, tạo cơ hội để kiều bào ở các nước và khu vực giao lưu, hiến kế, chia sẻ kinh nghiệm phát triển của các nước, cung cấp thông tin tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp trong nước...

Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 diễn ra tại Hà Nội tháng 8/2018, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác đối với NVNONN. Hội nghị đánh giá trong những năm qua, việc phát huy nguồn lực trí thức, KHCN của kiều bào đã được chú trọng, đạt kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Đó là thiếu cơ chế để liên kết chặt chẽ các nhà khoa học, cơ chế “phản hồi” những ý kiến đóng góp của kiều bào; mới chú ý “trọng đãi” chứ chưa “trọng dụng”; chưa có những “đặt hàng” cụ thể cũng như sự hợp tác trong ngoài còn lỏng lẻo... Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đề xuất, thời gian tới cần đưa mạng lưới chuyên gia KHCN là NVNONN đi vào hoạt động thực chất, hiệu quả; xác định các lĩnh vực KHCN ưu tiên thu hút chuyên gia; xây dựng cơ chế chính sách mới phù hợp, có chính sách đãi ngộ tương xứng, tạo môi trường thuận lợi để trí thức KHCN về nước làm việc có thể hợp tác, hòa nhập với các đồng nghiệp trong nước...

Nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia trong và ngoài nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức NVNONN phát huy kiến thức, kinh nghiệm phát triển đất nước, làm sao kết hợp được trí thức trong và ngoài nước. Đó cũng chính là nguyện vọng chung của các chuyên gia, nhà khoa học trẻ, như phát biểu của Giáo sư Nghiêm Đức Long (Australia): “Tôi cam kết đồng hành, đóng góp cho Chính phủ trong xây dựng hệ sinh thái 4.0 mà không cần Chính phủ trả thù lao”.

phat huy tri thuc va nguon luc kieu bao Doanh nhân kiều bào hiến kế cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh

Ngày 26/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội bên lề Chương trình "Xuân Quê hương 2019", Báo Thế giới & Việt Nam ...

phat huy tri thuc va nguon luc kieu bao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt kiều bào dự Xuân quê hương 2019

Chiều 26/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu kiều bào dự Chương trình ...

phat huy tri thuc va nguon luc kieu bao Trực tuyến: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo

Chiều 26/01, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng kiều bào về dự Xuân quê hương 2019 thực hiện ...

Lương Thanh Nghị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao

Đọc thêm

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động