Phát triển xe điện - khoản đầu tư lớn cho tương lai hay ‘chơi ngông’ với món đồ xa xỉ?

Minh Anh
Khu vực Đông Nam Á dường như đang muốn bắt kịp tốc độ phát triển xe điện của thế giới, bằng chứng là các nhà lãnh đạo khu vực ngày càng tăng các ưu đãi cho các nhà sản xuất ô tô điện và pin, đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, khi tìm cách định vị là trung tâm sản xuất EV cho khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Farhan Abdul Rahim, một người đam mê công nghệ và nghiện cảm giác mới lạ, việc trở thành một trong những người Malaysia đầu tiên sở hữu ô tô điện vào năm 2020 là điều không cần bàn thêm.

Tháng 6 năm ngoái, Farhan bắt đầu chuyến hành trình ba ngày vòng quanh bán đảo Mã Lai trên chiếc Tesla của mình - trải qua quãng đường khoảng 1.700 km (1.050 dặm) - nhằm chứng minh rằng xe điện (EV) có thể hoạt động bên ngoài các thành phố và vùng nông thôn của quốc gia Đông Nam Á này.

Phát triển xe điện – khoản đầu tư lớn cho tương lai hay ‘chơi ngông’ với món đồ xa xỉ?. (Nguồn: Auto5)
Phát triển xe điện - khoản đầu tư lớn cho tương lai hay ‘chơi ngông’ với món đồ xa xỉ? (Nguồn: Auto5)

Tuy nhiên, với tư cách là người quản lý tại Công ty Dầu mỏ quốc gia Petronas và cũng là người được giao trách nhiệm nghiên cứu thành lập các trạm sạc xe điện, Farhan nhận thức sâu sắc về những thách thức mà hành trình đó phải đối mặt.

“Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện (chuyến đi) này với một chiếc xe điện”, người đàn ông 46 tuổi chia sẻ. Anh đã dành cả tuần để lên kế hoạch về các phương án sạc xe điện trước khi bắt đầu chuyến đi. “(Chuyến đi) nhằm phá vỡ một quan niệm “truyền thống” rằng không thể đến phần phía Đông của Malaysia bằng xe điện, đồng thời nhằm cung cấp thêm thông tin cần thiết cho cộng đồng sử dụng xe điện, vì việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện thường được nêu ra và coi là trở ngại hàng đầu cho sự tăng trưởng của ngành xe điện ở Malaysia”, Farhan chia sẻ

Món đồ xa xỉ ở Đông Nam Á?

Sản xuất và bán xe điện đang tăng mạnh trên toàn cầu, lĩnh vực này được coi là chìa khóa trong nỗ lực hạn chế biến đổi khí hậu, bằng cách cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu xăng và dầu diesel, giảm nhập khẩu dầu và trợ cấp nhiên liệu, đồng thời hỗ trợ đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo.

Theo chuyên gia Rahul Gupta, một đối tác liên kết tại McKinsey & Company ở Singapore, nhiều lái xe có ý thức về môi trường và khí hậu trên khắp thế giới đang hướng tới môi trường xanh - xe điện và xe hybrid chiếm 18% doanh số bán xe bốn bánh toàn cầu vào năm ngoái.

Nhưng tỷ lệ ấn tượng đó đạt được chủ yếu ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, với hai thị trường sau chiếm khoảng 20% và 25% doanh số tương ứng. Trong khi ở Nam Á, xe điện chiếm chưa đến 2% doanh số bán hàng vào năm 2022.

Các nhà phân tích cho biết, việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện bên ngoài các trung tâm đô thị, thiếu các ưu đãi và trợ cấp về thuế cho cả nhà sản xuất ô tô và người mua, cũng như tiến độ chậm chạp trong phát triển xe điện giá cả phải chăng tại Đông Nam Á đã kìm hãm khu vực này tăng tốc.

Nhưng, họ dường như đang muốn bắt kịp tốc độ của thế giới, các nhà lãnh đạo khu vực ngày càng tăng các ưu đãi cho các nhà sản xuất ô tô điện và pin, giảm thuế cho người mua và đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, khi tìm cách định vị là trung tâm sản xuất EV cho khu vực.

Theo ông Benedict Eijbergen, Giám đốc vận tải khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tại Ngân hàng thế giới (WB), xe hai và ba bánh - từ xe máy đến xe tuk-tuk - chiếm khoảng 80% phương tiện chạy ở Đông Nam Á.

Điều này có nghĩa là quá trình chuyển đổi EV trong khu vực sẽ khác rất nhiều so với ở Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, nơi tăng trưởng EV được đẩy mạnh cùng với quá trình điện khí hóa ô tô.

Ông Eijbergen cho biết thêm, mức độ chuyển đổi của xe điện hai bánh trong khu vực cao hơn ô tô điện. Vào năm 2020, tại thị trường dẫn đầu Việt Nam, nó chiếm khoảng 8% tổng doanh số xe bán được.

Tuy nhiên, chuyên gia Gupta của McKinsey & Company cho biết, chi phí mua xe điện cao hơn so với xe động cơ đốt trong (ICE) đã ngăn cản nhiều tài xế thực hiện chuyển đổi. Gupta cho biết, để giải quyết vấn đề này, các chính phủ đã đưa ra các khoản trợ cấp tại điểm mua hàng để hỗ trợ người mua và cung cấp các ưu đãi hoặc giảm thuế cho các nhà sản xuất ô tô để giảm chi phí sản xuất.

Năm ngoái, Thái Lan đã phê duyệt một gói ưu đãi bao gồm cắt giảm thuế và trợ cấp để thúc đẩy việc phát triển xe điện. Trong khi đầu tháng này, Indonesia cho biết họ đang xem xét cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với doanh số bán ô tô điện từ 11% xuống 1%.

Nhiều cơ sở hạ tầng sạc hơn, tính khả dụng và nhiều lựa chọn xe điện hơn cũng sẽ giúp tăng nhu cầu đối với những phương tiện này trong khu vực. Ngoài ra, theo chuyên gia Rahul Gupta, các chính phủ nên đặt ra các mốc thời gian để cấm xe chạy bằng xăng và dầu diesel.

Trong khi đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã công bố kế hoạch net-zero đầy tham vọng - bao gồm, hỗ trợ mua xe điện, giảm giá và cơ sở hạ tầng tính phí. Tuy nhiên, việc triển khai không đồng đều trên diện rộng, theo Giám đốc Chương trình Đông Nam Á Gregory Poling tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ.

Cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, việc thiếu các trạm sạc bên ngoài các thành phố là một trở ngại với mục tiêu mở rộng đối tượng sử dụng xe điện ở các quốc gia như Indonesia - một quần đảo gồm hàng nghìn hòn đảo - có thể là một thách thức.

Ngoài ra, “với giá đắt đỏ, xe điện phần lớn vẫn là một mặt hàng xa xỉ ở Đông Nam Á, cũng như trên toàn cầu”, chuyên gia Poling nhận xét.

Khí hậu thực ra không phải là một mối quan tâm

Giám đốc Poling cho biết thêm, việc tăng cường sử dụng xe điện ở các quốc gia Đông Nam Á sẽ không chỉ giúp đáp ứng các mục tiêu khí hậu quốc tế đã cam kết, mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư muốn đầu tư vào các quốc gia tham gia vào quá trình thúc đẩy khử cacbon toàn cầu.

Trong những năm tới, các nước Đông Nam Á sẽ cố gắng định vị là trung tâm sản xuất xe điện trong khu vực. Trữ lượng niken dồi dào ở Indonesia và Philippines có thể đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các loại pin cần thiết.

Tuy nhiên, việc kiềm chế biến đổi khí hậu dường như không phải là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng EV ở hầu hết các khu vực.

“Có thể hiểu được rằng, hầu hết các quốc gia này vẫn tin rằng, họ không phải thủ phạm gây ra vấn đề này”, theo chuyên gia Poling. Phương Tây đã gây ra vấn đề này, vậy tại sao họ phải hạn chế tăng trưởng kinh tế - Và nếu điều đó là cần thiết, tại sao không phải là chuyển sang sản xuất điện xanh và xe điện?”.

Trong khi đó, nhà phân tích Abhilash Gupta tại Công ty Nghiên cứu Counterpoint lưu ý, việc sản xuất pin EV khó có thể trung hòa carbon và việc khai thác, cũng như sản xuất rầm rộ vẫn gây ra rủi ro về môi trường và con người.

Khó bảo vệ cùng lúc hai mục tiêu, “các quốc gia (Đông Nam Á) đang gấp rút thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia hơn để đẩy mạnh sản xuất và do đó, khó tập trung đầy đủ vào các hoạt động bền vững trong chu trình khai thác và sản xuất”, theo Abhilash Gupta.

Indonesia trong 3 năm qua đã ký ít nhất một chục thỏa thuận, trị giá hơn 15 tỷ USD, để sản xuất pin và xe điện tại nước này. Tổng thống Joko Widodo cũng đã tìm cách thuyết phục CEO Tesla Elon Musk đầu tư.

Lại chuyện “con gà và quả trứng”?

Trở lại với anh Farhan Abdul Rahim (Malaysia), làm việc tại Tòa tháp đôi Petronas mang tính biểu tượng của Kuala Lumpur cho phép anh tiếp cận bãi đậu xe ngầm và khoảng 50 điểm sạc - nơi tập trung nhiều trạm sạc xe điện nhất trong khu vực, anh nói.

Tuy nhiên, việc chuyển sang EV khó khăn hơn đối với nhiều người, đặc biệt là khi nhiều chung cư từ chối lắp đặt các điểm sạc. Nhiều đại lý ô tô cũng không được đào tạo đủ tốt để quảng bá xe điện hoặc đưa ra lời khuyên cho các khách hàng tiềm năng.

Dù vậy, Farhan tin rằng, các ưu đãi thuế lớn từ chính phủ đang đóng vai trò quan trọng. Malaysia hiện miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe điện và chính phủ mới dự kiến sẽ công bố nhiều ưu đãi tài chính hơn trong ngân sách năm 2023.

Là thành viên của Câu lạc bộ những người sở hữu xe điện Malaysia, Farhan cho biết, hiện có khoảng 2.400 xe điện đã đăng ký ở nước này, tăng từ khoảng 240 chiếc vào đầu năm 2021. Ông kêu gọi chính phủ đặt ra các mục tiêu tích cực hơn trong phát triển xe điện và thành lập một cơ quan riêng để quản lý phí xe điện - nhưng vẫn thừa nhận, bức tranh chuyển đổi tổng thể vẫn khá phức tạp.

“Đó là một vấn đề nhạy cảm vì dù sao Malaysia vẫn là nước sản xuất ròng dầu mỏ. Đó là một tình huống “con gà và quả trứng”.

Kinh tế Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ vẫn không đủ ‘phương thuốc’ cho toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ vẫn không đủ ‘phương thuốc’ cho toàn cầu

Giữa ma trận khó khăn của nền kinh tế thế giới, người ta đã từng kỳ vọng lớn vào sự phục hồi của Trung Quốc, ...

Giá vàng hôm nay 8/3/2023: Giá vàng thế giới giảm sâu 'trước giờ G', giới đầu tư thận trọng; ngày Quốc tế phụ nữ vàng SJC đi xuống

Giá vàng hôm nay 8/3/2023: Giá vàng thế giới giảm sâu 'trước giờ G', giới đầu tư thận trọng; ngày Quốc tế phụ nữ vàng SJC đi xuống

Giá vàng hôm nay 8/3/2023 đi xuống từ mức cao nhất trong 2 tuần trước đó, rồi chững lại. Đ​​​​à tăng của giá vàng được ...

Tiềm năng còn lâu mới cạn kiệt, kinh tế Trung Quốc bắt kịp Mỹ - xu thế không thể đảo ngược?

Tiềm năng còn lâu mới cạn kiệt, kinh tế Trung Quốc bắt kịp Mỹ - xu thế không thể đảo ngược?

Kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 5% trong năm 2023 - tại sao lại đặt mục tiêu thấp nhất trong hàng chục năm ...

Giá cà phê hôm nay 8/3/2023: Chuỗi giảm của cà phê chưa kết thúc, thị trường trung tính, xuất khẩu cà phê toàn cầu đi xuống

Giá cà phê hôm nay 8/3/2023: Chuỗi giảm của cà phê chưa kết thúc, thị trường trung tính, xuất khẩu cà phê toàn cầu đi xuống

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 chỉ đạt 9,7 triệu bao, giảm 10,2% so với tháng trước và giảm 13,9% so với ...

(theo Japantimes)

Đọc thêm

EU-Ukraine ký thỏa thuận chưa từng có, Tổng thống Zelensky ca ngợi 'ngày lịch sử'

EU-Ukraine ký thỏa thuận chưa từng có, Tổng thống Zelensky ca ngợi 'ngày lịch sử'

Liên minh châu Âu (EU) đã ký các cam kết an ninh với Ukraine bên lề hội nghị thượng đỉnh của khối kéo dài hai ngày tại Brussels, Bỉ.
Thời trang kín đáo đầy tinh tế của Hồng Diễm 'Trạm cứu hộ trái tim'

Thời trang kín đáo đầy tinh tế của Hồng Diễm 'Trạm cứu hộ trái tim'

Dù không hở bạo nhưng những set đồ diễn viên Hồng Diễm lựa chọn luôn mang lại cho cô một nét quyến rũ rất riêng.
Hôm nay 28/6, Quốc hội thông qua 2 dự án luật, 2 nghị quyết; thảo luận 2 dự án luật khác

Hôm nay 28/6, Quốc hội thông qua 2 dự án luật, 2 nghị quyết; thảo luận 2 dự án luật khác

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Nghị quyết về Quy hoạch không gian ...
Điểm tin thế giới sáng 28/6: Bầu cử Quốc hội Mông Cổ, Mỹ quan ngại về thỏa thuận Ấn Độ-Nga, tấn công bom xăng ở Athens

Điểm tin thế giới sáng 28/6: Bầu cử Quốc hội Mông Cổ, Mỹ quan ngại về thỏa thuận Ấn Độ-Nga, tấn công bom xăng ở Athens

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/6.
Giá vàng hôm nay 28/6/2024: Giá vàng băng băng vượt lực cản, sự thật Ngân hàng Trung Quốc tạm dừng mua vàng?

Giá vàng hôm nay 28/6/2024: Giá vàng băng băng vượt lực cản, sự thật Ngân hàng Trung Quốc tạm dừng mua vàng?

Giá vàng hôm nay 28/6/2024: Giá vàng băng băng vượt lực cản, sự thật Ngân hàng Trung Quốc tạm dừng mua vàng?
Giá tiêu hôm nay 28/6/2024, nhu cầu ngày càng tăng, thiếu hụt nguồn cung, tiêu Việt Nam sẽ chi phối xu hướng giá trên thế giới

Giá tiêu hôm nay 28/6/2024, nhu cầu ngày càng tăng, thiếu hụt nguồn cung, tiêu Việt Nam sẽ chi phối xu hướng giá trên thế giới

Giá tiêu hôm nay 28/6/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 146.000 đồng/kg.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Tổng thống Mỹ Joe Biden và ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 27/6.
Phiên bản di động