Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ II): Cầu nối hữu nghị, chia sẻ tình thương

AN BÌNH
Không chỉ lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”, Phật giáo Việt Nam đang phát huy vai trò cầu nối, chia sẻ yêu thương và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa cộng đồng người gốc Việt với nhân dân các nước...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ II): Cầu nối hữu nghị, chia sẻ tình thương
Sư thầy Pháp Quang tặng quà cho các em nhỏ Sri Lanka. (Ảnh: NVCC)

Nồng ấm tình người Việt

Tọa lạc tại vùng Ambakote, Thiền viện Trúc Lâm - ngôi chùa Việt đầu tiên ở Sri Lanka do sư thầy Pháp Quang - người có nhiều năm sinh sống và tu học tại Sri Lanka khởi công xây dựng từ năm 2020.

Ra đời vào đúng thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ với những khó khăn chồng chất, Thiền viện Trúc Lâm góp phần tạo nên những điều tốt đẹp, cầu nối cho những người có tấm lòng nhân ái... khi người dân sở tại và cộng đồng người Việt ở Sri Lanka đang cần được hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Với tấm lòng nhân hậu, luôn mong muốn đem niềm vui đến cho mọi người, sư thầy Pháp Quang đã khởi xướng và có nhiều đóng góp trong công tác thiện nguyện ở xứ người như phát gạo cứu đói vào ngày rằm hằng tháng, kết nối với các mạnh thường quân trao hàng trăm suất cơm cho người vô gia cư sống ở trạm xe buýt, tàu lửa, bệnh viện...

Đặc biệt, vào mùa Vu lan báo hiếu hằng năm, Thiền viện Trúc Lâm tạo phước lành tại đất Phật Sri Lanka qua việc trao tặng những phần quà gồm gạo và lương khô cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Các sư thầy còn dành thời gian mở các khóa tu thiền vào Chủ nhật nhằm tạo niềm tin, sự lạc quan và an vui cho người địa phương; tạo điều kiện cho các học viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với cộng đồng người Việt. Với tấm lòng rộng mở ấy, các sư thầy luôn được người dân yêu mến và ủng hộ trong mọi hoạt động.

Chính sự ủng hộ của người dân địa phương và sự đam mê học tập của các học viên đã tạo động lực cho các hoạt động ý nghĩa của các sư thầy người Việt tại Thiền viện Trúc Lâm.

Từ lúc khởi công xây dựng và đi vào hoạt động đến nay dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng các sư thầy luôn quan tâm hoằng pháp và thực hiện các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người nghèo tại Sri Lanka.

Thiền viện Trúc Lâm còn mở rộng các công việc khác như giảng dạy tiếng Anh, máy tính, tạo nên ngôi nhà chung cho những người già, trẻ em cơ nhỡ có thể nương tựa…

Vừa qua, các sư thầy đã tổ chức Tết Trung thu truyền thống cho gần 100 em nhỏ ở Sri Lanka. Tham dự sự kiện, các em nhỏ được tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, được chơi trò chơi dân gian và nhận được học bổng cùng các món quà là vở, bút chì, bút mực.

Để tăng cường sự gắn kết hơn nữa giữa người dân Sri Lanka và Việt Nam, sư thầy Pháp Quang và các thành viên đồng sáng lập Quỹ Văn hóa xã hội dự định có thêm nhiều hoạt động từ thiện, xã hội, du lịch và giáo dục trong thời gian tới.

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ II): Cầu nối hữu nghị, chia sẻ tình thương
Hoà thượng Thích Đức Tuấn, trụ trì chùa Pháp Vương tại Mỹ. (Ảnh: NVCC)

Nhịp cầu xuyên biên giới

Tại Lào, hiện có 15 ngôi chùa Phật giáo của người Việt được hình thành trải dài từ Bắc, Trung cho tới Nam Lào với khoảng 20 chư tăng, ni. Đặc biệt, tất cả các ngôi chùa Việt khắp đất nước triệu voi đều là thành viên của Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào và có quan hệ chặt chẽ với Hội người Việt tại địa phương.

Từ tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Phật giáo, triết lý nhân sinh “Bầu ơi thương lấy bí cùng” của dân tộc Việt Nam, các sư thầy cùng các tăng ni Phật tử tại Lào thường kêu gọi tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo như tham gia quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, bị bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn... ở nước sở tại cũng như ở Việt Nam.

Để kiều bào tại Lào có được sự tự do trong hoạt động tôn giáo hướng về quê hương không thể không nhắc tới sự hỗ trợ của chính quyền nước sở tại. Bên cạnh đó, Đại sứ quán Việt Nam cùng các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở tôn giáo trong tổ chức các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho cộng đồng.

Theo Đại sứ quán, những ngôi chùa Việt Nam tại Lào đang làm tốt sứ mệnh của mình, là niềm tự hào, cầu nối để những người Việt Nam tại Lào luôn hướng về quê hương Tổ quốc, là chất keo sơn gắn kết tình hữu nghị cộng đồng giữa Việt Nam và Lào.

Điển hình như chùa Phật Tích ở thủ đô Vientiane từ lâu đã trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quen thuộc, cũng là nơi gìn giữ, bảo tồn bản sắc và quảng bá văn hóa của dân tộc đến các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Tại đây, vào mỗi dịp lễ, Thượng toạ Thích Minh Quang – Trưởng Ban điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào, trụ trì ngôi chùa luôn chuyển tới các tăng ni, Phật tử và cộng đồng người Việt thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đồng thời kêu gọi bà con Phật tử phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc.

Thượng tọa Thích Minh Quang nhấn mạnh, mỗi tăng ni cần nêu cao trách nhiệm và làm tròn bổn phận của mình trên tinh thần kỷ cương - trách nhiệm - đoàn kết - phát triển, nỗ lực không ngừng làm cho đạo Phật xương minh, xây dựng Giáo hội vững mạnh, tiếp tục đóng vai trò trong khối đại đoàn kết dân tộc, tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cách quê hương nửa vòng trái đất, Hội Phật tử Việt Nam tại châu Mỹ đã xây dựng chùa Pháp Vương tại miền Bắc California.

Với gần 30 năm tu học và hướng dẫn Phật pháp cho cộng đồng tại Mỹ, Thượng toạ Thích Đức Tuấn - trụ trì chùa Pháp Vương đã góp phần vào việc giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, truyền thống lịch sử, văn hóa, Phật giáo Việt Nam đến bạn bè, chư tăng quốc tế.

“Bà con Phật tử đến chùa chủ yếu tham gia các hoạt động Phật sự như cầu an, cầu siêu và học giáo lý Phật pháp, tiếp thu lời dạy của Đức Phật. Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để phát triển thêm các ngôi chùa tại những tỉnh có cộng đồng người Việt sinh sống, để nơi đây vừa là cầu nối văn hóa cho cộng đồng người Việt vừa gắn kết giữa hai Giáo hội và giữa hai dân tộc về lâu dài". Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng Ban điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào, trụ trì chùa Phật Tích ở thủ đô Vientiane

Thời gian đại dịch Covid-19, hoành hành, Thượng tọa cùng các Phật tử đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như quyên góp mua đồ cứu trợ, thiết bị y tế gửi về Việt Nam, viết thư lên Tổng thống Mỹ đề nghị hỗ trợ vaccine cho Việt Nam.

Mới đây, khi cơn bão Yagi gây đau thương, mất mát cho những người dân miền Bắc, sư thầy đã cùng với kiều bào Mỹ quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thậm chí đã vượt hàng nghìn km xa xôi trắc trở đến tận làng Nủ, hay những địa phương bị ảnh hưởng khác tại Lào Cai để trao cho người dân những món quà từ kiều bào phương xa gửi về.

Được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X (2024-2029), Thượng tọa Thích Đức Tuấn cho biết, trong thời gian tới sư thầy sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối hữu nghị, tập hợp và đoàn kết kiều bào cùng hướng về quê hương, đất nước.


Kỳ cuối: Giấc mơ xây chùa Việt

Trí thức kiều bào Cộng đồng Pháp ngữ hiến kế xây dựng đất nước với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trí thức kiều bào Cộng đồng Pháp ngữ hiến kế xây dựng đất nước với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng ngày 5/10, theo giờ địa ...

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ I): Chuông chùa vọng hồn Việt

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ I): Chuông chùa vọng hồn Việt

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự tích cực của cộng đồng, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đã trở ...

Dấu ấn 20 năm phát huy nguồn lực kiều bào: Đất nước gửi trọn niềm tin

Dấu ấn 20 năm phát huy nguồn lực kiều bào: Đất nước gửi trọn niềm tin

Suốt chặng đường 20 năm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), cộng ...

Kiều bào phát huy mạnh mẽ tình đoàn kết, nghĩa đồng bào

Kiều bào phát huy mạnh mẽ tình đoàn kết, nghĩa đồng bào

Những ngày qua, các cơ quan đại diện Việt Nam, các tổ chức hội đoàn, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, bà con ...

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước

Là chủ đề của Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI diễn ra tại Ninh Thuận từ ngày 27-29/9.

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/6/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 6 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/6/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 6 năm 2025

Lịch âm 20/6. Lịch âm hôm nay 20/6/2025? Âm lịch hôm nay 20/6. Lịch vạn niên 20/6/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/6/2025: Tuổi Tỵ tài chính cần minh bạch

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/6/2025: Tuổi Tỵ tài chính cần minh bạch

Xem tử vi 20/6 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/6/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Tăng cường tiếng nói của nữ giới trong điều hành báo chí

Qua 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, bóng dáng những người phụ nữ làm báo luôn hiện diện âm thầm, bền bỉ, nhưng chưa thực sự được chú ...
Công tác đối ngoại đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các mặt, đạt nhiều kết quả nổi bật

Công tác đối ngoại đảng tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các mặt, đạt nhiều kết quả nổi bật

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cường chủ trì cuộc giao ban công tác đối ngoại đảng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 28

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ 28

Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, để vượt qua các thách thức toàn cầu nhằm phát triển bền vững các nước cần phát huy các giá trị chung.
Đại tướng Phan Văn Giang: Sẽ mời một số nước bạn tham gia diễu binh 2/9

Đại tướng Phan Văn Giang: Sẽ mời một số nước bạn tham gia diễu binh 2/9

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng thông tin trong buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Củng cố thế đứng chân ở Trung Á

Củng cố thế đứng chân ở Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á là cơ hội để Bắc Kinh đặt chân sâu hơn vào khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trên lục địa Á-Âu.
Xung đột Israel-Iran đẩy Trung Đông đến bờ vực, đặt thế giới trước nhiều nguy cơ

Xung đột Israel-Iran đẩy Trung Đông đến bờ vực, đặt thế giới trước nhiều nguy cơ

Trung Đông một lần nữa nóng bỏng với các cuộc tấn công trả đũa giữa Israel và Iran, sự chia rẽ sâu sắc của thế giới, khu vực khiến cho 'phanh hãm' xung đột bị ...
Tổng thống Pháp thăm Greenland: Lời nhắn gửi tới Washington

Tổng thống Pháp thăm Greenland: Lời nhắn gửi tới Washington

Hòn đảo Greenland đang trở thành nơi để Pháp và châu Âu gửi thông điệp tới người đồng minh bên kia Đại Tây Dương nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine: Giải pháp... còn xa

Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine: Giải pháp... còn xa

Một lệnh ngừng bắn toàn diện và tiếp đó là giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Ukraine vẫn còn rất xa vời.
Cái giá đằng sau hy vọng đàm phán Nga-Ukraine: Khi hòa bình đến từ chiến trận

Cái giá đằng sau hy vọng đàm phán Nga-Ukraine: Khi hòa bình đến từ chiến trận

Sau hứa hẹn trao đổi bản ghi nhớ về thỏa thuận giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine, chiến sự lại bùng phát. Các bên toan tính gì?
Đối thoại Shangri-La: Nền tảng đối thoại an ninh và hợp tác

Đối thoại Shangri-La: Nền tảng đối thoại an ninh và hợp tác

Dù là sự kiện thường niên nhưng Đối thoại Shangri-La 2025 tại Singapore không dừng ở diễn đàn cho những cuộc thảo luận không hồi kết.
Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Mỹ đã có cơ hội đạt được một 'thỏa thuận lớn' với Iran như Tổng thống Donald Trump mong muốn từ năm 2003.
Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa nhanh, Quốc hội Việt Nam bỏ quy định giới hạn số con trong mỗi gia đình - bước chuyển quan trọng trong chính sách dân số.
Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Khi xung đột Israel-Iran leo thang, ông Trump không thể đứng ngoài nếu không muốn tình hình đi quá xa và ngày càng khó giải quyết.
Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Chuyến thăm Canada của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G7 là cơ hội hiếm hoi nối lại tiếp xúc cấp cao sau giai đoạn căng thẳng.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
Phiên bản di động