Tàu đang di chuyển qua kênh đào Suez. (Nguồn: AFP) |
Theo tuyên bố chính thức của SCA, phí quá cảnh sẽ tăng 15% áp dụng với mọi loại tàu và 10% với tàu hàng rời và tàu du lịch.
Chủ tịch của SCA Osama Rabie lý giải việc tăng phí qua kênh đào Suez "là không thể tránh khỏi và cần thiết" để ứng phó với tỷ lệ lạm phát toàn cầu hiện đã lên tới hơn 8%.
Lạm phát toàn cầu đã kéo theo sự gia tăng chi phí vận hành và bảo trì kênh đào Suez cũng như tăng chi phí của các dịch vụ hàng hải cung cấp cho tàu thuyền di chuyển qua kênh nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
SCA đã theo dõi mức tăng giá thuê tàu theo ngày "chưa từng có" với hầu hết các loại tàu và dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm tới. Giá thuê tàu chở dầu thô theo ngày tăng trung bình 88% vào năm 2022 so với năm 2021. Trong khi đó, giá thuê tàu theo ngày của các hãng vận tải khí đốt hóa lỏng (LNG) tăng trung bình 11% vào năm 2022 so với năm 2021.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định phí quá cảnh qua kênh đào Suez là giá cước trung bình của nhiều loại tàu khác nhau. Theo Chủ tịch SCA, giá cước vận tải, đặc biệt với tàu container, đã tăng mạnh và liên tục trong những tháng gần đây, cao hơn nhiều so với giai đoạn xảy ra đại dịch Covid-19.
Giá năng lượng cao hơn vào thời điểm hiện tại cũng ảnh hưởng đến các tính toán phí của SCA.
Trong năm nay, SCA đã hai lần tăng phí quá cảnh qua kênh đào Suez với mức tăng 6% vào tháng 2 và 5 đến 10% vào tháng 3.
Tuyến hàng hải ngắn nhất kết nối châu Á và châu Âu
Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.
Kênh đào cung cấp 1 lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu-châu Mỹ đến những cảng phía nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương.
Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25/4/1859 và hoàn thành vào ngày 17/11/1869. Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 193,30 km, khúc hẹp nhất là 60m, và độ sâu tại đó là 24m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được.
Tuyến đường dài 164 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía Nam châu Phi, rút ngắn 6.000 km.
Hiện nay, kênh đào Suez là tuyến hàng hải ngắn nhất kết nối giữa châu Á và châu Âu đồng thời là tuyến nhanh nhất nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương.
Tuyến đường thủy này của Ai Cập chiếm khoảng 12% trao đổi thương mại toàn cầu có thời gian di chuyển trung bình khoảng 13-15 giờ. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp ngoại tệ chính cho Ai Cập, đạt doanh thu kỷ lục 7 tỷ USD trong năm 2021/22, tăng từ 5,8 tỷ USD trong năm tài chính trước đó.
| Kênh đào Suez: Điểm huyệt toàn cầu hoá Sự cố tàu Ever Given mắc cạn tại Kênh đào Suez đã khiến thế giới phải suy ngẫm về toàn cầu hóa và an toàn, ... |
| Chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi thế nào sau sự cố Kênh đào Suez? Dưới tác động của đại dịch Covid-19, câu chuyện về con tàu Ever Given và Kênh đào Suez đã làm nổi bật hơn nữa sự ... |
| Tàu Ever Given thoát mắc kẹt ở kênh đào Suez, giá dầu thô giảm mạnh Ngày 29/3, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) và dầu Brent đã giảm gần 2% khi mối lo về nguồn cung được xoa dịu ... |
| Cận cảnh cuộc giải cứu siêu tàu container trên kênh đào Suez Gần một tuần sau nỗ lực chạy đua với thời gian, siêu tàu Ever Given đã dịch chuyển, chờ ngày khơi thông kênh đào Suez. |
| Ai Cập cung cấp thêm thông tin nguyên nhân vụ tàu mắc cạn ở Kênh đào Suez TGVN. Người đứng đầu Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie ngày 27/3 cho biết gió mạnh không phải là lý do ... |