Phía sau bức họa Làng họa sỹ Cổ Đô. Ghi chép của phóng viên TG&VN.

Minh Hoà
TGVN. Từ trung tâm Hà Nội, sau hơn 2 giờ ngược dòng sông Hồng, tôi dừng chân ở “Làng Họa sỹ Cổ Đô”, ngôi làng mang dáng dấp làng quê Bắc Bộ cổ kính, thuộc huyện Ba Vì. Trên đường đi, tôi thầm hỏi, vì sao con người nơi đây lại say mê hội họa đến vậy và làm thế nào họ vẫn giữ được truyền thống để trở thành một nơi độc nhất vô nhị của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phia sau buc hoa lang hoa sy co do ghi chep cua phong vien tgvn Chuyện về những người lính cầm cọ trên chiến trường Nam Lào
phia sau buc hoa lang hoa sy co do ghi chep cua phong vien tgvn Ký ức tháng Tư của những người lính cầm bút vẽ
phia sau buc hoa lang hoa sy co do ghi chep cua phong vien tgvn
Thầy giáo, họa sỹ Trường Yên, họa trò của cụ Sỹ Tốt giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm "Việt Nam - Cu Ba" của Sỹ Tốt tại Bảo tàng Họa sỹ Sỹ Tốt và Gia đình. (Ảnh: MH)

Đón tôi đến làng là những cơn gió mát lành giữa mùa Hạ thổi lên từ sông Hồng. Gió làm lay động cả tấm pano in bức họa “Tiếng đàn bầu” của cố họa sỹ Nguyễn Sỹ Tốt (cụ Sỹ Tốt) nổi tiếng được dựng đầu làng. Gió như càng làm cho bức tranh thêm sống động. Tôi như bị mê hoặc bởi dư âm tiếng đàn bầu của người lính cụ Hồ năm xưa trong bức họa. Dư âm ấy dường như đưa bước chân tôi nhanh hơn tới Bảo tàng Họa sỹ Sỹ Tốt và Gia đình.

“Làng họa sỹ chân đất”

Thấp thoáng sau những bóng dừa, hàng cau, hai căn nhà 2 tầng cạnh nhau của Bảo tàng dần hiện ra. Phía trong là một kho tàng nghệ thuật quý giá với gần 100 bức tranh lớn nhỏ trên nhiều loại chất liệu và phù điêu.

Chẳng hiểu do trời đẹp hay hữu duyên mà trong chuyến đi này, tôi may mắn được gặp gỡ nhiều thế hệ họa sỹ đang có mặt tại Bảo tàng. Những thế hệ đàn em của họa sỹ Sỹ Tốt như họa sỹ Huỳnh Mai - Huynh Mai Xiricop học hội họa tại đại học Xiricop (LB Nga) - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mỹ thuật Cổ Đô (CLB MT Cổ Đô), họa sỹ Trần Hòa; các họa sỹ thế hệ con cháu như họa sỹ Hoàng Tuấn Việt, Chủ nhiệm CLB MT Cổ Đô và hai nhà giáo họa sỹ Lê Vinh, họa sỹ Trường Yên - Phó Chủ nhiệm CLB MT Cổ Đô (phụ trách tổ chức lớp vẽ). Tôi cũng có cơ hội gặp gỡ hai cháu bên nội, ngoại của cụ Sỹ Tốt là họa sỹ Nguyễn Văn Nhất và họa sỹ Phan Hồng. Họ đều đã có những ngày theo ông của mình tập tành hội họa từ những hòn than, cục gạch.

Họa sỹ Hoàng Tuấn Việt cười nói: “Người nông dân làng tôi có thể vừa cấy lúa, nhưng bước lên bờ, lau tay là có thể sáng tác ngay một bức chân dung đẹp. Làng tôi có hơn 800 nóc nhà, hầu như nhà nào cũng có người vẽ tranh. Đa số họa sỹ trong CLB MT Cổ Đô đều có phòng tranh, xưởng vẽ tại gia. Bên cạnh Bảo tàng cá nhân của cụ Sỹ Tốt đây, còn có Bảo tàng của Làng thường xuyên trưng bày khoảng 300 tác phẩm hội họa, điêu khắc xuất sắc của các hội viên CLB MT Cổ Đô và các họa sỹ xuất thân từ Làng”. Chia sẻ của anh Tuấn Việt khiến tôi chợt ngộ ra, có lẽ vì vậy mà người ta hay nói vui Cổ Đô là “làng họa sỹ chân đất”.

Nói vui và khiêm tốn như vậy nhưng phải công nhận rằng làng họa sỹ giờ đây rất chuyên nghiệp. Theo họa sỹ Huỳnh Mai, hiện phần đông thành viên CLB MT Cổ Đô là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ Thuật Hà Nội. Có đến 2/3 số giáo viên dạy Mỹ thuật tại huyện Ba Vì xuất thân từ Làng Cổ Đô và đây cũng là làng duy nhất ở Việt Nam có 2 viện bảo tàng hội họa (Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô và Bảo tàng Họa sỹ Sỹ Tốt và Gia đình) và có trên 60 phòng tranh tư gia.

phia sau buc hoa lang hoa sy co do ghi chep cua phong vien tgvn
Thầy và trò lớp vẽ tại Bảo tàng Làng. (Ảnh: Trường Yên)

Người truyền cảm hứng hội họa cho làng

Hẳn ai đến Cổ Đô đều thấy ấn tượng với những bức họa của cụ Sỹ Tốt. Sau năm 1946, họa sỹ Sỹ Tốt tham gia quân ngũ thuộc Sư đoàn 316 và trải qua nhiều chiến dịch: Biên giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.... Nhờ vốn sống phong phú và những chuyến đi thực tế tại nhiều nước châu Âu, tranh của cụ Sỹ Tốt đầy sắc màu, góp phần nuôi dưỡng nhiều ước mơ hội họa ở làng Cổ Đô bay cao đi xa.

Như đọc được sự háo hức của tôi, họa sỹ Lê Vinh chậm rãi kể về những bức tranh sơn dầu nổi tiếng của cụ Sỹ Tốt, trong đó có bức “Ơ bố!” và “Tiếng đàn bầu”. Đây là bức tranh vẽ cảnh 2 bố con đang ở chiến trường miền Nam, giữa bạt ngàn rừng dừa. Bất thình lình, hai bố con gặp nhau, người con kêu lên: “Ơ bố!” Nét cọ tài hoa của cụ Sỹ Tốt đã khắc họa được cảnh hai bố con ôm nhau với gương mặt cực kỳ biểu cảm. Còn bức tranh “Tiếng đàn bầu” chính là bài thi tốt nghiệp của cụ tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Nguyên mẫu anh hộ đội trong tranh chính là em trai, người phụ nữ e thẹn bên cửa là em gái, 2 đứa trẻ trong tranh cũng chính là cháu của cụ”.

Câu chuyện của chúng tôi chùng xuống khi họa sỹ Nguyễn Văn Nhất, cháu đích tôn của cụ Sỹ Tốt thắp nén tâm nhang trước bàn thờ cụ. Tiếng thổ lộ của anh khiến chúng tôi rưng rưng: “Mang tiếng bán được nhiều tranh nhưng cụ chẳng tiêu cho bản thân đồng nào, chỉ rứt ruột bán tranh khi con cái, ngã bệnh. Hai bức “Tiếng đàn bầu” và “Ơ bố!” bán được với giá hơn 7.000 USD. Sau này tôi và chú La Vuông (con trai thứ của cụ Sỹ Tốt) đã lặn lội đi nhiều nơi để sưu tầm lại tranh của cụ thất lạc, nhưng có bức mua được, có bức người ta nhất định không bán lại”.

Dường như để thêm vài nét họa trong bức chân dung về cụ, họa sỹ Phan Hồng cho biết thêm, “cụ Sỹ Tốt chính là người đầu tiên khởi xướng và truyền tình yêu hội họa cho người Làng. Làng Cổ Đô có phong trào dạy và học vẽ từ mấy chục năm nay. Chúng tôi cũng được học vẽ từ khi còn nhỏ, từ những ngày Hè theo chân cụ Sỹ Tốt, họa sỹ La Vuông ra bến sông, cảm nhận cuộc sống xung quanh mình và vẽ, rất tự nhiên. Cũng với tình thần của cụ, đến nay CLB Mỹ thuật Cổ Đô vẫn được duy trì và mở lớp học vẽ miễn phí thường niên cho các cháu yêu hội họa trong vùng”.

Họa sỹ nhí - mầm non tương lai

Theo cánh phượng hồng rơi rải rác dọc đường làng, chúng tôi tới Bảo tàng Mỹ Thuật Cổ Đô - Viện bảo tàng thứ 2 của Làng. Với hơn 300 bức họa và thường xuyên được treo tại Bảo tàng, hằng năm Bảo tàng đều đặn có các cuộc triển lãm tranh, giao lưu với nhiều trường học và các tổ chức hội họa trong cả nước. Hiện nay, CLB MT Cổ Đô có 45 thành viên là những người con của Cổ Đô, đang sinh sống tại trong và ngoài nước.

Bảo tàng của Làng rộng hơn 5.000m2, hôm nay râm ran tiếng trẻ. Phó Chủ nhiệm CLB Mỹ thuật Cổ Đô Trường Yên cho biết: “Hữu xạ tự nhiên hương. Ngày càng nhiều em nhỏ mong muốn được tham gia lớp học vẽ. Nếu năm 2018, mới có hơn 80 học sinh thuộc làng Cổ Đô và 4 xã lân cận, thì năm 2019 này có 143 em thuộc làng Cổ Đô và 8 vùng lân cận tham dự. CLB MT Cổ Đô đã tuyển chọn ra 60 em để hướng dẫn. Các em được chia thành 2 lớp: Tiểu học và Trung học cơ sở. Các em được học vẽ ngay khuôn viên tại Bảo tàng của Làng”.

Tôi đứng bên lớp vẽ trực họa ngoài sân Bảo tàng Làng và ngắm dáng đầu nghiêng nghiêng, với 2 bím tóc tết gọn gàng của bé Nguyễn Châu Anh (11 tuổi) lớp Tiểu học A1. Cô bé chia sẻ: “Con tham gia lớp vẽ năm thứ hai rồi và con đã dần cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tranh của mình. Có khi, chỉ cần nghe tiếng gà gáy sáng, con đã tưởng tượng được một bức tranh về một miền quê yên bình...”.

Bên trong không gian trưng bày mà lớp học đang vẽ trực họa, bé Nguyễn Giang Nam vui vẻ giơ cao bức tranh vừa hoàn thành của mình, nhanh nhảu khoe: “Ngoài việc được các thầy dạy về cái nhìn thiện mỹ đa chiều, con còn được giao lưu học hỏi. Ở lớp Hè 2018, con đã được tham gia triển lãm tranh cùng các thầy trong CLB với trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Con vui lắm!. Con thấy như mình đã chạm tay được vào giấc mơ”.

Nhìn cách các con cháu trong dòng tộc của họa sỹ Sỹ Tốt gìn giữ những bức tranh quý của cụ và cách các họa sỹ thầy giáo Thế Luân, Minh Tiến, Phùng Đức, Duy Nguyên, Mạnh Hùng, Phan Tùng, Lê Duy đang nhiệt tình hướng dẫn đám trẻ, tôi đã có câu trả lời cho ẩn số của mình. Tôi lại thêm vững tin rằng, truyền thống hội họa của Làng sẽ ngày càng bền vững và phát triển.

phia sau buc hoa lang hoa sy co do ghi chep cua phong vien tgvn

Họa sỹ Việt mang Hà Nội đến với Hà Lan

Từ 12-19/12/2018, Họa sĩ Việt Nam Hoàng Hà Tùng đã có triển lãm cá nhân mang tên Hà Nội – Hoàng Hà Tùng – Kampen ...

phia sau buc hoa lang hoa sy co do ghi chep cua phong vien tgvn

Triển lãm tranh đương đại của họa sỹ Nguyễn Minh Sơn tại Algeria

Ngày 13/5, tại Cung Văn hóa thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phối hợp cùng họa sỹ Nguyễn Minh Sơn ...

phia sau buc hoa lang hoa sy co do ghi chep cua phong vien tgvn

“Miền Tây Bắc” qua góc nhìn của 5 họa sỹ đương đại Việt Nam

24 tác phẩm về thiên nhiên, cuộc sống và con người Tây Bắc của năm họa sỹ đương đại (Lê Kinh Tài, Nguyễn Quang Vinh, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động