Phía sau đơn gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển

Phan Quân
Đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển không chỉ là quyết định lịch sử, thể hiện thái độ với Nga mà còn có tầm quan trọng đặc biệt về mặt chiến lược với liên minh này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(05.18) Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tiếp nhận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển. (Nguồn: Reuters)
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tiếp nhận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển. (Nguồn: Reuters)

Sáng ngày 18/5, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đại sứ Phần Lan tại NATO Klaus Korhonen và người đồng cấp Thụy Điển Axel Wernhoff đã trao tận tay lá đơn có hình cờ hai nước tới Tổng thư ký của khối, ông Jens Stoltenberg tại Brussels, Bỉ.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá cao quyết định của hai nước trên, gọi đây là “một ngày tốt lành, trong giai đoạn then chốt vì an ninh của chúng ta”.

Về phần mình, ngày 17/5, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson khẳng định bà rất vui vì Thụy Điển có thể cùng Phần Lan “đi chung con đường và làm điều đó cùng nhau”.

Đáng chú ý, đơn xin gia nhập chính thức được đưa ra chỉ một tuần sau khi Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin tuyên bố ủng hộ Helsinki vào NATO ngày 12/5.

Năm ngày sau đó, Quốc hội nước này đã thông qua đề xuất với kết quả áp đảo 188/196 phiếu. Mặc dù cuộc bỏ phiếu chỉ mang tính hình thức vì Tổng thống Phần Lan có thẩm quyền với chính sách đối ngoại quốc gia, song nó cũng cho thấy tín hiệu về sự ủng hộ quyết định của Helsinki.

Tương tự, ngày 15/5, đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền tại Thụy Điển đã chính thức thể hiện thái độ tích cực về gia nhập NATO. Khảo sát cũng cho thấy 57% người dân của đất nước Bắc Âu ủng hộ quyết định này, tăng 9% so với tháng 4. Hai ngày sau, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde đã ký đơn xin gia nhập NATO.

(05.18) Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson phát biểu trong buổi họp báo chung về nộp đơn gia nhập NATO ngày 17/5. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson phát biểu trong buổi họp báo chung về nộp đơn gia nhập NATO ngày 17/5. (Nguồn: Reuters)

Đáng chú ý, chỉ một ngày sau khi nộp đơn vào NATO, lãnh đạo hai nước Bắc Âu sẽ gặp gỡ Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington ngày 19/5. Theo Phủ Tổng thống Phần Lan, hai bên dự kiến sẽ thảo luận về quyết định gia nhập liên minh và “mối quan hệ giữa châu Âu và Mỹ trong bối cảnh tình hình an ninh đã thay đổi”.

Những diễn biến trên cho thấy việc Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO là đặc biệt quan trọng với hai nước nói riêng và phương Tây nói chung. Vậy những ý nghĩa đó là gì?

Quyết định lịch sử

Trước hết, Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO là quyết định lịch sử bởi trong nhiều thập kỷ, chính sách trung lập và không liên kết quân sự là yếu tố quan trọng, đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của cả hai nước.

Năm 1948, sau khi Thế chiến II khép lại và Moscow trở thành một cường quốc toàn cầu, đứng trước nguy cơ về một cuộc Chiến tranh mùa Đông mới, Helsinki đã cam kết theo đuổi quy tắc trung lập.

Trong khi đó, Stockholm đã duy trì chính sách trung lập chính thức trong gần 2 thế kỷ kể từ khi các cuộc chiến tranh của Napoleon kết thúc năm 1814. Nước này cũng mới chỉ tham gia nhiệm vụ quân sự ở Afghanistan, hoặc gần đây là ở Mali.

Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO là quyết định lịch sử bởi trong nhiều thập kỷ, chính sách trung lập và không liên kết quân sự là yếu tố quan trọng, đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của cả hai nước.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính sách của Phần Lan và Thụy Điển đã ít nhiều có sự điều chỉnh. Việc tham gia Hiệp định Đối tác vì Hòa bình, trở thành đối tác đặc quyền của khối vào năm 1994, và thành viên của Liên minh châu Âu (EU) một năm sau là minh chứng cho thay đổi dù nhỏ nhưng quan trọng này. Dẫu vậy, cả Thụy Điển và Phần Lan vẫn không liên kết về mặt quân sự như nhiều nước khác.

Song quan ngại về xung đột Nga-Ukraine đã khiến đa số người Phần Lan ủng hộ gia nhập NATO trong khi Thụy Điển, sau 83 năm, lần đầu tiên viện trợ vũ khí cho một nước đang có chiến tranh và thảo luận về tư cách thành viên trong NATO.

Ý nghĩa biểu tượng

Thêm vào đó, lá đơn của Helsinki và Stockholm còn thể hiện thái độ của hai nước này với xung đột Nga-Ukraine.

Moscow từng nói khẳng định nước này triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt” để ngăn Kiev gia nhập NATO, cản liên minh quân sự này mở rộng về phía Đông và đặt các lực lượng Mỹ ở ngay sát biên giới Nga.

Vì thế, việc Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn vào khối mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện sự phản đối với xung đột Nga-Ukraine nói riêng và Moscow nói chung.

Giá trị chiến lược

Cuối cùng, quyết định của hai nước Bắc Âu có ý nghĩa chiến lược với NATO.

Bộ Quốc phòng Pháp nhận định: “Sự xuất hiện của Phần Lan và Thụy Điển (trong NATO) sẽ tạo chiều sâu chiến lược mới cho sườn phía bắc của châu Âu”. NATO sẽ có sự hiện diện liên tục, rộng khắp trong khu vực, ngoại trừ vùng Kaliningrad.

Thêm vào đó, cả Phần Lan và Thụy Điển đều là đối tác của NATO, có quân đội “tương hợp” với bộ chỉ huy khối và đã tham dự hầu hết các thảo luận chính trị.

(05.18) Phần Lan và Thụy Điển là đối tác quan trọng của NATO tại châu Âu sau khi Liên Xô tan rã. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Phần Lan và Thụy Điển là đối tác quan trọng của NATO tại châu Âu sau khi Liên Xô tan rã. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Về lực lượng, Phần Lan vẫn duy trì nghĩa vụ quân sự, còn Thụy Điển đã khôi phục một phần ngân sách quốc phòng thời Chiến tranh lạnh. Helsinki có 13.000 quân nhân chuyên nghiệp, song có thể huy động 280.000 binh sĩ thời chiến và 600.000 quân dự bị. Thụy Điển có 50.000 binh sĩ; một nửa số đó thuộc quân dự bị.

Nếu hai nước này gia nhập NATO, đây sẽ là sự bổ sung quan trọng về mặt chiến lược và chất lượng cho Bộ chỉ huy chiến dịch liên minh của NATO (ACO).

Do đó, lá đơn gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển không chỉ là quyết định lịch sử với hai nước này và phương Tây mà còn có ý nghĩa chiến lược với liên minh này.

5 vũ khí Nga siêu cấp dễ khiến NATO phải 'toát mồ hôi hột'

5 vũ khí Nga siêu cấp dễ khiến NATO phải 'toát mồ hôi hột'

Xung đột tại Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Một số loại ...

Nga tuyên bố rút khỏi một diễn đàn khu vực; 'trả miếng' Phần Lan; các nước Baltic tính hành động?

Nga tuyên bố rút khỏi một diễn đàn khu vực; 'trả miếng' Phần Lan; các nước Baltic tính hành động?

Ngày 17/5, Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng các quốc gia biển Baltic (CBSS) trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và phương Tây ...

Đọc thêm

Nhiếp ảnh gia ngẫu nhiên chụp được hình loài chim hoét đá quý hiếm

Nhiếp ảnh gia ngẫu nhiên chụp được hình loài chim hoét đá quý hiếm

Loài chim hoét đá quý hiếm lần đầu tiên được chụp ở thác nước Hug Point, bang Oregon, Mỹ.
Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Mời độc giả tham khảo các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Indonesia sẽ khép lại hành trình của mình tại vòng chung kết U23 châu Á 2024 bằng màn thi đấu với U23 Iraq.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Apple sẽ ra mắt loạt iPad mới tại sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5?

Apple sẽ ra mắt loạt iPad mới tại sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5?

Apple đã gửi thư mời tới giới truyền thông và cộng đồng công nghệ để thông báo về việc sẽ tổ chức một sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5.
Cách khắc phục lỗi laptop không vào được màn hình chính cực hiệu quả

Cách khắc phục lỗi laptop không vào được màn hình chính cực hiệu quả

Lỗi không vào được màn hình chính của laptop là một vấn đề phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải. Bài viết này sẽ mách bạn một số cách ...
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ra.
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động