Phiên họp có sự tham dự của các nước thành viên Liên Hợp Quốc và đại diện Cơ quan quyền lực đáy đại dương (ISA), Toà án Luật biển (ITLOS)… Các đại biểu đã thảo luận về các dự thảo Nghị quyết của Đại hội đồng về Đại dương và luật biển, Nghề cá bền vững và Ngày cá ngừ thế giới, đồng thời xem xét các báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về những vấn đề đại dương và luật biển.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga. (Nguồn: TTXVN) |
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc hoannghênh nỗ lực của Đại hội đồng và các cơ quan trực thuộc thời gian qua, đặc biệt là kết quả của Hội nghị tham vấn không chính thức về đại dương và Luật Biển lần thứ 17 (ICP); Hộinghị lần thứ 26 của các nước thành viên Công ước LHQ về Luật biển (SPLOS); các họp của Ủy ban trù bị về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài vùng tài phán của quốc gia. Việt Nam cũng đánh giá cao thành công của Hội nghị lần thứ 22 của Cơ quan quyền lực đáy đại dương (ISA),nỗ lực xem xét các báo cáo của Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa, cũng như các hoạt động của Tòa án Luật biển(ITLOS)và các cơ chế giải quyết tranh chấp khác trong việc diễn giải và áp dụng Công ước LHQ về Luật biển 1982.
Đại sứ khẳng định UNCLOS là văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định tất cả các hoạt động liên quan đến đại dương và biển, đóng góp cho hoà bình - an ninh, đảm bảo an toàn, an ninh và tự do hàng hải và hàng không trên biển và là khuôn khổ toàn diện và hiệu quả để giải quyết hoà bình các tranh chấp. Tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều phải thực hiện các quy định của Công ước một cách thiện chí và trách nhiệm. Là một trong những quốc gia đầu tiên ký và phê chuẩn Công ước, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của Công ước, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác và tích cực tham gia các hoạt động được tổ chức theo khuôn khổ của Công ước.
Đề cập đến những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, Đại sứ nhấn mạnhViệt Nam kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).