Philippines điều chỉnh nhân sự quan trọng, mua thêm 5 tàu của Nhật Bản, khẳng định lập trường 'cứng' trước Trung Quốc tại Biển Đông

Vy Anh
Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng gay gắt, Manila liên tục có các động thái mới thể hiện sự cứng rắn trước Bắc Kinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Philippines có động thái mới ở Biển Đông
Hai tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc bắn cảnh cáo bằng vòi rồng vào một tàu Philippines ở Biển Đông. (Ảnh: VCG)

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự Philippines mới đây rằng quốc gia Đông Nam Á này phải đối mặt với những động thái thách thức luật pháp quốc tế.

Không đề cập đích danh tên nước nhưng nhà lãnh đạo Philippines khẳng định quyết tâm của Philippines trong việc bảo vệ mạnh mẽ "những gì là của mình".

Những phát biểu mạnh mẽ trên của nhà lãnh đạo Philippines được đưa ra trong bối cảnh mâu thuẫn, đôi khi là các cuộc đụng độ gay gắt diễn ra ngày càng thường xuyên giữa lực lượng tuần duyên và quân đội Philippines với phía Trung Quốc tại Biển Đông.

Động thái đáng chú ý mới nhất gần đây là thông báo ngày 18/5 của Quân đội Philippines về thay đổi chỉ huy giám sát các lực lượng ở Biển Tây Philippines, Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này tại Biển Đông.

Theo đó, Chuẩn đô đốc Alfonso Torress Jr. sẽ thay thế Phó Đô đốc Alberto Carlos làm chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines (Wescom) trên đảo Palawan, hòn đảo có bờ biển phía Tây tiếp giáp Biển Đông và là đảo lớn của Philippines.

Theo thông cáo từ quân đội Philippines, quyết định bổ nhiệm là “một phần kế hoạch điều chỉnh nhân sự lãnh đạo và vị trí then chốt trong quân đội, cần thiết để thích ứng với môi trường an ninh biến động và ứng phó hiệu quả các thách thức mới nổi”.

Sự kiện này diễn ra sau một loạt sự cố liên quan đến tàu Philippines và Trung Quốc gần các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông khiến quan hệ ngoại giao căng thẳng.

Có thể kể đến trong số này là các cuộc tấn công bằng vòi rồng của tàu hải cảnh Trung Quốc cũng như các vụ va chạm nhỏ trong những tháng gần đây mà Manila cáo buộc tàu Trung Quốc đã làm hư hỏng tàu thuyền của Philippines và khiến một số binh sĩ bị thương.

Không chỉ có những phát biểu thể hiện sự cứng rắn và quyết tâm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền, Philippines thời gian gần đây liên tục củng cố các mối quan hệ đồng minh, đối tác để thúc đẩy năng lực quốc phòng.

Mới đây, Philippines đã đồng ý mua 5 tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển từ Nhật Bản theo một thỏa thuận trị giá hơn 400 triệu USD.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản sau đó ra tuyên bố cho biết Nhật Bản sẽ cho Philippines vay 64,38 tỷ Yên (413 triệu USD) để mua 5 tàu phản ứng đa năng dài 97m và chi trả cho việc “phát triển các cơ sở hỗ trợ cần thiết”.

Tuyên bố có đoạn: “Điều này sẽ hỗ trợ Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng hải, đặc biệt là giải quyết tình trạng tội phạm xuyên quốc gia”.

Tokyo hiện là nhà cung cấp hỗ trợ phát triển nước ngoài hàng đầu cho Philippines.

PCG hiện có 2 tàu tuần tra và thực tế là không đủ đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ tại các vùng biển xung quanh quốc đảo rộng lớn này.

Trong những tháng gần đây, tàu thuyền Philippines đã xảy ra một số vụ va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc xung quanh các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông.

Trong khuôn khổ nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh, Manila và Tokyo đang đàm phán một hiệp ước quốc phòng cho phép hai bên triển khai quân đội trên lãnh thổ của nhau. Lãnh đạo Nhật Bản và Philippines - đều là đồng minh lâu năm của Mỹ - cũng đã tới Washington vào tháng trước để dự hội nghị thượng đỉnh ba bên với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

Ngày 23/10, Philippines tố cáo các tàu Trung Quốc đã 'cố ý' đâm vào các tàu Philippines khi đang thực hiện sứ mệnh cuối tuần ...

Có thành công 'đáng nể' trong ASEAN , Việt Nam khẳng định bản lĩnh giữa muôn trùng biến động

Có thành công 'đáng nể' trong ASEAN , Việt Nam khẳng định bản lĩnh giữa muôn trùng biến động

Chia sẻ với báo chí trong một dịp gần đây, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định, Việt Nam có ...

Hải quân Trung Quốc huấn luyện cường độ cao, động thái của Mỹ, Nhật Bản và Philippines

Hải quân Trung Quốc huấn luyện cường độ cao, động thái của Mỹ, Nhật Bản và Philippines

Một hạm đội của hải quân Trung Quốc đang tiến hành huấn luyện chiến đấu cường độ cao ở Biển Đông với nhiều hạng mục.

Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Ngày 24/4 (theo giờ Philippines), các quan chức cấp cao của Mỹ và Philippines đã triệu tập cuộc họp 3+3 tại Washington và thảo luận ...

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ...

(theo AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động