Philippines nối lại hoạt động thăm dò dầu khí, Trung Quốc ngỏ ý hợp tác khai thác năng lượng ở Biển Đông

CHÂU LONG
TGVN. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte quyết định gỡ bỏ lệnh đình chỉ hoạt động dầu mỏ và khởi động lại các dự án thăm dò dầu khí, trong đó khả năng có dự án liên doanh với Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 16/10, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi tuyên bố Manila sẵn sàng bảo vệ hoạt động thăm dò dầu khí mà nước này đã quyết định nối lại ở vùng biển mà Manila nói là được quốc tế công nhận của Philippines ở khu vực Biển Đông tranh chấp và sẽ không từ bỏ quyền đó cho bất cứ nước nào.

Thúc đẩy thực hiện các “quyền kinh tế”

Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Alfonso Cusi nêu rõ, các công ty có hợp đồng thăm dò với chính phủ đã được thông báo nối lại hoạt động tìm kiếm dầu mỏ của họ.

Ông cũng cho biết Trung Quốc đã được thông báo về quyết định của Chính phủ Philippines nối lại hoạt động thăm dò ở vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này.

Philippines nối lại hoạt động thăm dò dầu khí, Trung Quốc ngỏ ý hợp tác khai thác năng lượng ở Biển Đông
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở bãi cạn Scarborough bị tàn phá, được cho là do hoạt động khai thác ngao của ngư dân Trung Quốc. (Nguồn: Phistar)

Khi được hỏi Philippines sẽ phản ứng thế nào nếu Trung Quốc phản đối hoặc can thiệp vào hoạt động thăm dò ở biển khơi, ông Cusi đáp: "Chúng tôi bảo vệ các quyền của chúng tôi, đó là điều mà chúng tôi sẽ làm". Ông cho biết, các công ty thăm dò đã được đảm bảo rằng họ sẽ được bảo vệ bởi một vùng đệm an ninh 500 mét, song không công bố thêm chi tiết.

Trước đó, ngày 15/10, Bộ trưởng Alfonso Cusi cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte đã thông qua đề xuất của Bộ này về việc gỡ bỏ lệnh đình chỉ hoạt động dầu mỏ, cho phép nối lại hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông.

Ông Alfonso Cusi cho biết một thông cáo "nối lại công việc" đã được chuyển tới các nhà thầu dịch vụ đang đảm trách các hoạt động liên quan đến dầu mỏ tại khu vực này. Hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt của các nhà thầu tại Philippines vốn bị đình chỉ từ năm 2014 do các tranh chấp về lãnh thổ.

Ông Cusi nói thêm rằng ngoài 3 dự án được phép khởi động lại, 3 dự án thăm dò dầu khí khác ở Biển Đông cũng đang được Bộ Năng lượng Philippines xem xét.

Theo lời Bộ trưởng Năng lượng Cusi, quyết định bãi bỏ lệnh cấm không ảnh hưởng gì đến các đàm phán hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc, cụ thể là giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Forum của Philippines và Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), xung quanh khả năng phát triển và thăm dò dầu khí chung.

Là một đơn vị của tập đoàn Philippines PXP Ernergy, Forum có thể khởi động lại dự án thăm dò dầu khí ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), khu vực tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc.

Ông Cusi nhấn mạnh việc bãi bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông là một hành động “đơn phương” của Philippines mà Trung Quốc có thể là sẽ tôn trọng.

Ông bày tỏ tin tưởng rằng các công ty Philippines sẽ không gặp cản trở từ phía Trung Quốc, vì đó là “các quyền kinh tế” của Philippines.

Khả năng duy trì liên doanh phát triển dầu khí Philippines – Trung Quốc

Về phản ứng của Bắc Kinh, trong cuộc họp báo ngày 16/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố Bắc Kinh “hy vọng sẽ hợp tác với Philippines trong các dự án phát triển năng lượng ở Biển Hoa Nam” theo bản ghi nhớ ký năm 2018, nhấn mạnh “Trung Quốc và Philippines đã đạt được đồng thuận về việc cùng phát triển các nguồn dầu khí ở Biển Hoa Nam và đã thiết lập một cơ chế hợp tác cho các cuộc thảo luận”.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 19/10, Tập đoàn năng lượng PXP của Philippines cho biết đang trong tiến trình đàm phán với Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) liên quan đến bản ghi nhớ giữa Manila và Bắc Kinh trong việc khai thác chung dầu khí tại Biển Đông.

Theo PXP, các cuộc đàm phán được tổ chức bởi Forum (GSEC 101), một công ty con của Forum Engergy (công ty liên doanh giữa Anh - Philippines do PXP nắm kiểm soát), nhưng các bên vẫn chưa thống nhất được về bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào mà có thể tiết lộ.

Manila ban hành lệnh cấm khai thác dầu khí ở Biển Đông từ năm 2014 dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III, trong khi chờ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Philippines tại Biển Đông.

Năm 2016, PCA kết luận các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Trung Quốc cho đến nay vẫn bác bỏ và không tuân thủ phán quyết của PCA. Tháng 9 vừa qua, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Rodrigo Duterte từng tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ phán quyết năm 2016 song Manila vẫn buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí Biển Đông để có thể đáp ứng nhu cầu về năng lượng nội địa, trong bối cảnh trữ lượng khí đốt của mỏ khí Malampaya, phía Tây Philippines, đang cạn dần.

Năm 2019, Tổng thống Duterte cho biết Bắc Kinh đã đề xuất Manila tham gia một liên doanh khai thác dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông với quyền kiểm soát 60% cổ phần, nếu Philippines chấp nhận gạt phán quyết Biển Đông sang một bên.

Việt Nam phản đối Trung Quốc mở rộng hoạt động tại cái gọi là 'thành phố Tam Sa'

Việt Nam phản đối Trung Quốc mở rộng hoạt động tại cái gọi là 'thành phố Tam Sa'

TGVN. Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' và hành vi có liên quan vi phạm nghiêm trọng chủ quyền ...

Báo Ấn Độ: Nhiều nước điều chỉnh cách tiếp cận về Biển Đông

Báo Ấn Độ: Nhiều nước điều chỉnh cách tiếp cận về Biển Đông

TGVN. Báo Time of India của Ấn Độ bình luận rằng, những hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong vấn đề Biển ...

Philippines dự kiến triển khai lực lượng dân quân tại Biển Đông

Philippines dự kiến triển khai lực lượng dân quân tại Biển Đông

TGVN. Ngày 14/10, tờ Inquirer đưa tin, nước này dự kiến triển khai lực lượng dân quân tại Biển Đông giữa lúc căng thẳng với ...

(theo Inquirer, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Thị trường trong nước chịu áp lực, dự báo tình hình xuất khẩu tiêu Việt cuối năm

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Thị trường trong nước chịu áp lực, dự báo tình hình xuất khẩu tiêu Việt cuối năm

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 137.500 – 138.000 đồng/kg.
Cách quét mã QR Wechat trên iOS, Android đơn giản nhất

Cách quét mã QR Wechat trên iOS, Android đơn giản nhất

Quét mã QR WeChat trải nghiệm các tính năng hiện đại khi trò chuyện và kết nối bạn bè? Hãy cùng tìm hiểu cách quét mã vô cùng đơn giản ...
Apple gia nhập thị trường camera an ninh?

Apple gia nhập thị trường camera an ninh?

Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo, Apple dự định sẽ ra mắt camera an ninh gia đình vào năm 2026, có tính năng AI và do đối tác Goertek ...
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Bận rộn ở Lima

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Bận rộn ở Lima

Lima, thủ đô của Peru đang trở thành tâm điểm chú ý quốc tế khi đăng cai Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - ...
APEC 2024: Chủ tịch nước đề xuất 3 nguyên tắc và 4 giải pháp chính để xây dựng các liên kết kinh tế khu vực hiệu quả

APEC 2024: Chủ tịch nước đề xuất 3 nguyên tắc và 4 giải pháp chính để xây dựng các liên kết kinh tế khu vực hiệu quả

Sáng 15/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời.
Điện Kremlin: Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Điện Kremlin: Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại? - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lạc quan thận trọng về triển vọng này?.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Phiên bản di động