Philippines 'tiến thoái lưỡng nan' trong vấn đề Biển Đông

Nguyệt Ánh
TGVN. Các nhà ngoại giao Philippines và Trung Quốc đang tìm cách củng cố mối quan hệ song phương và mô tả sự bất đồng liên quan tới vấn đề Biển Đông chỉ như một “viên sỏi nhỏ” trên con đường tiến tới sự tham gia chặt chẽ hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Vấn đề Biển Đông: Ngoại trưởng Mỹ-Indonesia thảo luận mục tiêu chung, Philippines lại có tuyên bố mới
Tuân thủ một trật tự ổn định tại Biển Đông, Trung Quốc sẽ không 'bị thiệt'
philippines tien thoai luong nan trong van de bien dong
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trước toàn quốc hôm 27/7, tuyên bố Manila sẽ không cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự ở nước này. (Nguồn: AFP)

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, quan điểm này không được nhiều người Philippines, vốn tin rằng Trung Quốc đã xuống thang do tranh chấp lãnh thổ kéo dài, hưởng ứng.

Ba thách thức lớn

Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, do Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines có trụ sở ở Manila và Trung tâm Nghiên cứu Philippines thuộc Đại học Tế Nam (Jinan) đồng tổ chức, Đại sứ Trung Quốc tại Manila Hoàng Khê Liên hôm 3/8 nói rằng, ông đồng ý với các bình luận của Ngoại trưởng Philippines Teodoreo Locsin Jr.

Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh: “Ngày 22/7, Ngoại trưởng Locsin đã tuyên bố vấn đề Biển Đông không phải là tổng thể trong các mối quan hệ Trung Quốc-Philippines. Đây chỉ là một "viên sỏi nhỏ" trên con đường dẫn đến sự phát triển kinh tế cùng có lợi của hai nước và chúng ta không được vấp ngã vì viên sỏi đó”.

Đáp lại tuyên bố của ông Hoàng Khê Liên, Ngoại trưởng Philippines đã tweet trên trang cá nhân: “Chấp nhận có sự bất đồng đối với phán quyết của Tòa Trọng tài ở The Hague. Hành xử một cách văn minh”. Ông Locsin cũng nói thêm rằng, hai nước tiếp tục thảo luận về quyền lợi của cả hai bên dựa trên luật pháp.

Trong bài phát biểu, ông Hoàng Khê Liên nêu ra 3 thách thức lớn đang cản bước quan hệ Philippines-Trung Quốc: tranh chấp hàng hải dai dẳng, tâm lý tiêu cực đối với Trung Quốc bắt nguồn từ những tuyên bố của các chính trị gia Philippines và “những xáo trộn từ bên ngoài đáng báo động” do một số siêu cường mà ông không nêu tên, nhưng nhiều khả năng là ám chỉ Mỹ.

“Bị bao trùm bởi tâm lý Chiến tranh Lạnh, một số siêu cường đang kích động ngăn chặn và chèn ép Trung Quốc bằng mọi cách có thể, cố gây bất hòa giữa các quốc gia trong khu vực và thậm chí còn buộc họ phải chọn phía. Dưới áp lực và tình thế phức tạp như vậy, Philippines cần phải có sự sáng suốt chiến lược và ý chí mạnh mẽ để duy trì chính sách đối ngoại độc lập của họ”, ông này cho hay.

Tại cuộc hội thảo trực tuyến, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Chito Sta. Romana cũng đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột hàng hải mà ông nói là khu vực do Philippines tuyên bố chủ quyền và gọi là Biển Tây Philippines.

Ông Romana đã đề cập Cơ chế tham vấn song phương (BCM) và các cuộc đàm phán đang diễn ra về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), mà phía Bắc Kinh cũng kêu gọi giải quyết theo cách “xử lý tranh chấp hàng hải thông qua đối thoại và tham vấn hữu nghị”.

Tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố nước này công nhận “quyền của tất cả các quốc gia duy trì chính sách đối ngoại độc lập và để phát triển quan hệ ngoại giao dựa trên lợi ích quốc gia”.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, trong bài phát biểu trước toàn quốc hôm 27/7, tuyên bố Manila sẽ không cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự ở nước này.

Ông Uông Văn Bân cũng nói thêm rằng Philippines, với tư cách là “láng giềng thân thiện” sẽ được ưu tiên khi (Trung Quốc) phát triển được vaccine Covid-19.

Hướng đi nào?

Tiến sĩ Aaron Jed Rabena chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Sơn Đông (Trung Quốc) và hiện là chuyên gia nghiên cứu của chương trình Asia-Pacific Pathways to Progress, đã đặt câu hỏi tại sao sự giúp đỡ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 bùng phát ở nước này lại “không được nhiều người Philippines đánh giá cao”.

Một cuộc khảo sát mới đây, do hãng thăm dò dư luận tư nhân Social Weatherstation tiến hành cho thấy, niềm tin của người Philippines đối với Trung Quốc đã sụt giảm đáng kể trong khi niềm tin vào Mỹ lại có xu hướng gia tăng. Lý do chủ yếu, theo ông Rabena đến từ những căng thẳng ở Biển Đông/Biển Tây Philippines.

Vì vậy, ông Rabena cho rằng, Trung Quốc cần cải thiện chiến lược quan hệ công chúng, đồng thời phải tính đến những tác động của các hành động ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Tổng thống Duterte cũng cần phải giảm bớt “sự ca ngợi quá mức hoặc ưu tiên đặc biệt dành cho Trung Quốc”, đồng thời thể hiện sự cứng rắn đối với các hoạt động trốn thuế và bất hợp pháp của công ty vận hành sòng bạc trực tuyến (POGO) đang nở rộ ở Philippines.

Ông Rabena cũng cho rằng, cả hai nước cần đẩy nhanh các cuộc đàm phán về những khoản vay và đầu tư trị giá 24 tỷ USD mà Trung Quốc từng cam kết hồi năm 2016.

Bất chấp căng thẳng giữa hai nước, ông Rabena nhận định, chính sách đối ngoại của Tổng thống Duterte đã không lặp lại chính sách của cựu Tổng thống Benigno Aquino III và không có sự “ủng hộ rõ ràng” nào đối với các lập trường của chính phủ Mỹ. “Theo tôi, mọi thứ vẫn ổn định và đang đi đúng hướng”, ông này bình luận.

Tin thế giới ngày 3/8: Khổ sở vì Mỹ, TikTok tính nước bỏ xứ ra đi, Philippines 'giãi bày' về Biển Đông, Trung Quốc định làm gì ở Ecuador?

Tin thế giới ngày 3/8: Khổ sở vì Mỹ, TikTok tính nước bỏ xứ ra đi, Philippines 'giãi bày' về Biển Đông, Trung Quốc định làm gì ở Ecuador?

TGVN. Quan hệ Mỹ-Trung Quốc, TikTok, Hong Kong, Biển Đông, tình hình Syria và đại dịch Covid-19 là một số sự kiện quốc tế nổi ...

Biển Hoa Đông: Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền quần đảo tranh chấp với Tokyo, Mỹ quyết ủng hộ Nhật Bản

Biển Hoa Đông: Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền quần đảo tranh chấp với Tokyo, Mỹ quyết ủng hộ Nhật Bản

TGVN. Ngày 29/7, Bắc Kinh tuyên bố, quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản đang quản lý ở biển Hoa Đông và gọi là Senkaku là lãnh ...

Chuyên gia Đức phân tích những suy tính của Trung Quốc tại Biển Đông

Chuyên gia Đức phân tích những suy tính của Trung Quốc tại Biển Đông

TGVN. Tiến sỹ Gerhard Will - từng là chuyên gia của Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP) - đưa ra nhiều đánh giá về ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4 - Vietlott Power 27/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 27/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 27 ...
XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 27/4/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động