Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo. (Nguồn: ABS-CNN News) |
Trong phiên thảo luận về “Xử lý những vùng biển tranh chấp - Nhận định nguy cơ leo thang tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” hôm 17/2, bên lề Hội nghị An ninh Munich lần thứ 59, Ngoại trưởng Manalo tái khẳng định quyết tâm của Philippines giải quyết vấn đề Biển Đông qua các biện pháp hòa bình và hợp pháp.
Ông nêu rõ: “Những yêu sách chủ quyền mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết một cách hòa bình thông qua biện pháp bám sát cách tiếp cận hòa bình và dựa trên luật định”.
Theo nhà ngoại giao, “cách tiếp cận của Philippines, được khẳng định từ lâu và chính thức hóa trong Tuyên bố Manila năm 1982 về Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế”.
Ngoại trưởng Philippines cho rằng, tình trạng căng thẳng xuất phát từ những sự cố và hành động gây hấn không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, gây bất lợi cho mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
Ông Manalo cũng kêu gọi các bên bảo vệ và tăng cường trật tự dựa trên luật định cũng như chủ nghĩa đa phương, trong bối cảnh khó khăn do quá trình phục hồi sau đại dịch, xung đột Nga-Ukraine, và leo thang cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung.
Trong khi đó, trả lời kênh truyền hình GMA, theo Thượng nghị sĩ Francis Escudero, Philippines không nên phản ứng một cách “run rẩy” trước những sự cố tiêu cực ở Biển Đông và "không nên vạch ra chính sách đối ngoại dựa trên nỗi lo sợ rằng Trung Quốc sẽ nổi giận hoặc hành động phản đối”.
Tuy nhiên, chính khách này khẳng định, vẫn tồn tại các kênh không chính thức giữa Philippines và Trung Quốc nhằm tránh leo thang căng thẳng, bất chấp những tuyên bố công khai từ hai phía.
Bên cạnh đó, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã tăng cường liên minh với Mỹ, Nhật Bản, và cả Australia, đồng thời tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc.
Cùng quan điểm này, Hạ nghị sĩ LRay Villafuerte đánh giá, chính quyền của Tổng thống Marcos đã thực hiện phương châm đúng đắn khi thiết lập liên minh quân sự chiến lược với các lực lượng đồng minh như Mỹ và Nhật Bản.
Theo ông, đã đến lúc chính quyền Philippines “cần hành động quyết đoán hơn bằng cách tham gia những bước đi chung với Mỹ, Nhật Bản, các nước láng giềng Đông Nam Á và những đồng minh khác ở Biển Đông".
| Nhật Bản-Philippines phản đối mạnh mẽ vũ lực và cưỡng chế ở Biển Đông, Biển Hoa Đông Ngày 9/2, tuyên bố chung giữa hai nhà lãnh đạo Philippines và Nhật Bản phản đối mạnh mẽ các hành động dùng vũ lực và ... |
| Chuyên gia mách nước giúp nhà đầu tư 'gặt quả ngọt' từ thị trường bất động sản trong thời kỳ biến động Nhiều chuyên gia khẳng định nhà đầu tư sẵn tiềm lực, biết chớp thời cơ và lựa chọn được các dự án thực sự tiềm ... |
| Mỹ thông báo tập trận ở Biển Đông, khẳng định bảo vệ tự do hàng hải, hàng không Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đang tổ chức các cuộc tập trận chung ở Biển Đông. |
| Tàu tuần tra của Nhật Bản đến thăm Đà Nẵng Ngày 13/2, tàu tuần tra Settsu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã đến thăm Đà Nẵng, trong khuôn khổ chuyến công ... |
| Phản ứng 'gắt' với động thái của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ và Philippines tuyên bố tập trận chung quy mô lớn Bày tỏ quan ngại với các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ và Philippines đã thông tin về cuộc tập ... |