Các đại biểu tại Hội thảo “Tổng kết hoạt động phổ biến kiến thức năm 2022”. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS. Phạm Quang Thao, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng, công tác phổ biến biến kiến thức ngày càng cần mở rộng hơn, đi vào chiều sâu hơn.
"Trong một năm qua, công tác phổ biến kiến thức được triển khai trên tất cả phương diện, từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, chúng ta không chỉ phổ biến những chủ tương, đường lối lớn của Đảng và Nhà nước. Mà vấn đề phổ biến kiến thức xuống tận các địa phương đã được thực hiện hiệu quả, từ các vấn đề về khoa học cho đến những vấn đề mang tính chất thời đại, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường", PGS. TS. Phạm Quang Thao phát biểu.
Chia sẻ tại Hội thảo, bà Phạm Thị Bích Hồng, Phó trưởng Ban Truyền thông và phổ biến kiến thức (VUSTA) khẳng định, truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ (KH&CN) là nhiệm vụ quan trọng, cốt lõi và cũng là thế mạnh của VUSTA, nơi tập hợp đội ngũ trí thức KH&CN, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong việc truyền bá kiến thức cho cộng đồng, người dân và xã hội.
Hoạt động này luôn được lãnh đạo VUSTA đặc biệt quan tâm, cùng với hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội, truyền thông và phổ biến kiến thức đã góp phần tạo ra bản sắc riêng của đội ngũ trí thức KH&CN. Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, trong thời gian qua, VUSTA và các tổ chức thành viên đã luôn chủ động tập hợp lực lượng, nguồn lực để triển khai các hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức.
TS. Nguyễn Ngọc Dư, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thái Bình chia sẻ tại Hội thảo. |
Đưa ra những kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, TS. Nguyễn Ngọc Dư, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thái Bình cho hay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức phải bám sát tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, gắn liền với thực tiễn đời sống, sản xuất và được tổ chức dưới nhiều hình thức. Trong đó, đặc biệt chú trọng phổ biến kiến thức thông qua triển khai mô hình cụ thể. Đây là cách tuyên truyền giúp người dân có thể mắt thấy, tai nghe, tay làm, do đó, kiến thức sẽ được khắc sâu và phát huy hiệu quả cao nhất.
TS. Nguyễn Ngọc Dư lý giải: "Trong quá trình phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phải bám sát đặc điểm đối tượng cần chuyển giao để tổ chức lớp tuyên truyền phù hợp về thời gian, địa điểm và nội dung. Đồng thời, phải áp dụng phương pháp giảng dạy hai chiều, lấy học viên làm trung tâm, giảng viên thường xuyên nêu vấn đề cho học viên thảo luận. Tránh thông tin một chiều, làm người nghe tiếp nhận thông tin thụ động".
Đặc biệt, ông Dư cho rằng, luôn đề cao, chú trọng sự phối hợp hoạt động với các đối tác để huy động nguồn lực tài chính, cũng như nguồn lực con người đảm bảo cho hoạt động phổ biến kiến thức đạt hiệu quả. Ngoài ra, không quên phối hợp với báo chí, truyền hình bởi đây là kênh thông tin chính thống, có tác dụng lan tỏa nhất.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Dư, trong thời gian tới, cần làm tốt hơn nữa hoạt động thông tin, đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền, vận dụng linh hoạt các hình thức cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, tích cực ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 trong công tác thông tin. Chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tuyên truyền. Đây chính là nhân tố hết sức quan trọng để truyền đạt kiến thức và tạo nên thành công cho các hoạt động.
Ông Dư nhấn mạnh: "Tăng cường mối liên hệ gắn bó, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, đặc biệt là các Hội thành viên, các cơ quan báo chí, truyền thông để có thể kịp thời phản ánh các vấn đề thời sự. Qua đó, cho thấy sự năng động và nhạy bén trong công tác thông tin của Liên hiệp Hội. Mở rộng mạng lưới cộng tác viên thông tin trong các hội thành viên, đảm bảo thông tin được cập nhật và truyền đạt nhanh, hiệu quả nhất".
Theo TS. Trần Văn Miều, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, thời gian qua, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhu cầu của người dân được tiếp cận với kiến thức khoa học và công nghệ còn có khoảng cách.
Đưa ra giải pháp, TS. Trần Văn Miều cho rằng, cần đa dạng hóa phương thức tuyên truyền phổ biến kiến thức KH&CN cho người dân. Tùy theo đối tượng và địa bàn để lựa chọn phương thức phù hợp như tuyên truyền phổ biến trực tiếp thông qua các hội thảo, hội nghị; tuyên truyền phổ biến gián tiếp qua báo chí, sổ tay hướng dẫn...
Ngoài ra, theo ông Miều, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức cũng gặp một số rào cản nhất định. Cụ thể, nhận thức về tầm quan trọng về kiến thức KH&CN của người dân còn hạn chế. Lực lượng làm công tác tuyên truyền phổ biến vừa thiếu vừa yếu về kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động. Thiếu kinh phí, trang thiết bị, tài liệu...
| Cần quy định ngay trong luật các thủ tục hành chính đơn giản đối với các dự án nhà ở xã hội Sáng nay (28/11), tại Hà Nội, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) phối ... |
| Đầu tư cho đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững Sáng nay (1/12) tại Hà Nội, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam – VUSTA) tổ ... |
| Sự kiện Gặp gỡ 2022 vì hợp tác và phát triển Chiều nay (13/12) tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam – VUSTA) tổ ... |
| 'Các kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN sẽ phát huy tốt vai trò của mình' TSKH Phan Xuân Dũng tin tưởng, các kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình, hoàn ... |
| Người trẻ cần trở thành những 'chiến binh' mang tinh thần và khát vọng vươn xa TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo giáo dục cho rằng, cơ chế mở, pháp luật ... |