Nhỏ Bình thường Lớn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand thăm chính thức Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters sẽ thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand lần thứ 2 từ ngày 5-6/6.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters. (Nguồn: AAP)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters. (Nguồn: AAP)

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao ngày 3/6, nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters sẽ thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand lần thứ 2 từ ngày 5-6/6.

Việt Nam và New Zealand lập quan hệ ngoại giao ngày 19/6/1975, thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (9/2009), nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược 7/2020.

Hai nước duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp. Sau đại dịch, hai nước nối lại các chuyến thăm cấp cao, tiêu biểu có cựu Thủ tướng Jacinda Ardern thăm chính thức Việt Nam (11/2022); Chủ tịch Quốc hội (12/2022) và Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức New Zealand (3/2024).

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand, trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu thứ 13 vào thị trường New Zealand và là nhập khẩu đứng thứ 17 của New Zealand. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm, từ 300 triệu USD năm 2009 tới 750 triệu USD năm 2013 (tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm). Năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 5,7% so với năm 2021. Năm 2023 đạt 1,3 tỷ USD, giảm khoảng 5,6% so với năm 2022 (nhập khẩu đạt 680,6 triệu USD; xuất khẩu đạt 648,9 triệu USD).

Việt Nam xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, hạt điều, giày dép; nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa, hoa quả, gỗ, nguyên liệu phụ liệu dệt, may, gia dày, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại…

Tính đến tháng 11/2023, New Zealand có 52 dự án đầu tư với tổng số vốn 208,35 triệu USD, đứng thứ 39/143 quốc gia và lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tập trung nhiều nhất tại lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giáo dục và đào tạo, công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; xây dựng.

New Zealand dành cho Việt Nam nguồn ODA ổn định và tăng dần theo từng năm, từ 3,2 triệu NZD (tương đương 2,3 triệu USD) năm tài khóa 2003-2004 lên tới 10,5 triệu NZD (khoảng 7,4 triệu USD) năm tài khóa 2012-2013; 26,66 triệu NZD (tương đương 18,6 triệu USD) giai đoạn 2015-2018. New Zealand cam kết dành cho Việt Nam 26,7 triệu NZD ODA không hoàn lại cho giai đoạn 1/7/2021-30/7/2024 (tương tự giai đoạn 2018-2021); tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, giáo dục, ứng phó đại dịch Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Auckland, bắt đầu thăm chính thức New Zealand

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Auckland, bắt đầu thăm chính thức New Zealand

Gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-New Zealand không ngừng phát triển, nâng cấp lên quan hệ Đối tác ...

Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira thăm chính thức Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira thăm chính thức Việt Nam

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa liên ...

Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tây Ban Nha

Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tây Ban Nha

Sáng ngày 16/4, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cùng Quốc vụ khanh về Ngoại giao và ...

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm ...

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Lào phối hợp trong thúc đẩy quan hệ OECD-ASEAN và Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD.