Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia

TGVN. Ngày 21/8/2019, Kỳ họp 17 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia đã diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chào xã giao Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen
Việt Nam - Campuchia tăng quan hệ hợp tác thương mại biên giới
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn đón Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trước khi bước vào đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia (ảnh Trần Thừa)

Kỳ họp 17 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Kỹ thuật dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo và quan chức cao cấp của nhiều cơ quan, bộ ngành hai nước.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Prak Sokhonn nhất trí rằng quan hệ Việt Nam - Campuchia kể từ Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 16 (5/2018) đến nay tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả mới đáng khích lệ. Bên cạnh duy trì trao đổi các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cơ chế hợp tác song phương, hai nước đã tổ chức tốt nhiều hoạt động có ý nghĩa để kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979 - 07/01/2019). Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Prak Sokhonn đã bày tỏ cảm ơn chân thành và sâu sắc tới nhân dân, quân tình nguyện Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ quốc tế, giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng; cũng như tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Campuchia trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

Trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã trao đổi và thống nhất phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết các vướng mắc, tăng hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực. Hai bên nhất trí tạo thuận lợi hơn nữa cho hợp tác kinh tế, thương mại; tiếp tục củng cố và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải, công nghiệp-mỏ-năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp, thông tin và truyền thông, y tế, lao động và các vấn đề xã hội, văn hóa-thể thao-du lịch, môi trường…

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia, sáng 21/8/2019. (ảnh TTh)

Phía Campuchia cảm ơn sự hỗ trợ của phía Việt Nam trong thời gian qua và đánh giá cao việc Việt Nam sẵn sàng trợ giúp đào tạo trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học kĩ thuật cũng như việc Việt Nam nâng công suất bán điện lên thêm 50MW giúp Campuchia giảm bớt tình trạng thiếu điện trong mùa khô. Hai bên nhất trí đẩy nhanh các thủ tục nhằm sớm hoàn thành và bàn giao dự án Chợ Biên giới kiểu mẫu tại xã Đa, huyện Mê-mốt, tỉnh Thơ-bông Khơ-mum và dự án Trường Trung học Phổ thông tại huyện Ô-răng, tỉnh Mon-đu-ki-ri trong năm 2019, ký Hiệp định viện trợ để triển khai các dự án Nhà làm việc của Ban thư ký và các Ủy ban của Quốc hội Campuchia và một số hạng mục tại dự án Trung tâm dịch vụ điều trị tự nguyện dựa vào cộng đồng cho người nghiện ma túy tại tỉnh Pờ-rẹ Xi-ha-núc.

Hai bên nhất trí triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trở thành điểm nhấn quan trọng trong quan hệ song phương; nhất trí tạo thuận lợi cho thương mại biên giới thông qua đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực biên giới hai nước, đẩy mạnh kết nối đường bộ, đường thủy, kết nối du lịch. Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới trong bối cảnh cách mạng 4.0, đặc biệt liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác chuyển đổi số quốc gia, an toàn và an ninh mạng, y học hạt nhân… Campuchia đánh giá cao Việt Nam hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với hơn 214 dự án, tổng vốn hơn 3 tỷ USD. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, tăng cường chia sẻ thông tin, nghiên cứu xây dựng chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng đầu tư hiệu quả và lâu dài tại Campuchia và Việt Nam.

Hai bên đánh giá cao các cơ quan chức năng đang phối hợp tích cực, quyết tâm sớm hoàn thành và ký kết hai (02) văn kiện pháp lý để ghi nhận khối lượng công việc đã hoàn thành (84%) trong công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước, tạo điều kiện xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Prak Sokhonn đã ký Biên bản Thỏa thuận với các nội dung, chương trình hợp tác cụ thể trong 28 lĩnh vực (ảnh Trần Thừa)

Hai bên bày tỏ quan ngại trước tình trạng mực nước sông Mê Công xuống thấp nhất trong thời gian qua; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ với các nước trong Tiểu vùng thúc đẩy việc sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mê Công, đặc biệt tăng cường chia sẻ thông tin, dữ liệu, tiến hành đánh giá đầy đủ và tham vấn trước đối với các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công. Hai bên cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ với Lào thúc đẩy hợp tác giữa ba nước trong khu vực Tam giác Phát triển, triển khai hiệu quả Quy hoạch tổng thể về kết nối ba nền kinh tế Campuchia-Lào-Việt Nam, tăng cường thu hút hỗ trợ tài chính từ các đối tác phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế, bảo đảm phát triển bền vững. Hai bên khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ trong năm 2020 khi Việt Nam đồng thời là Chủ tịch luân phiên ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ ‎2020-2021 và Campuchia là chủ nhà Hội nghị Cấp cao ASEM 13.

Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn đã ký Biên bản Thỏa thuận với các nội dung, chương trình hợp tác cụ thể trong 28 lĩnh vực. Hai bên tin tưởng Biên bản Thỏa thuận sẽ định hướng cho hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai nước, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng phát triển trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chào xã giao Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen

TGVN. Chiều ngày 20/8/2019, nhân dịp dự Kỳ họp 17 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, ...

Quan hệ tốt đẹp, bền vững Việt Nam-Campuchia mãi mãi như dòng Mekong nối liền hai nước

Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì đón và chào mừng Thủ ...

Biểu tượng hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Ngày 3/1, Campuchia đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia và Đài độc lập tại tỉnh Kompong Chhnang.

Bảo Chi

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động