TIN LIÊN QUAN | |
Đối thoại ASEM: Việt Nam kiến nghị về quản lý nguồn nước | |
Việt Nam tham dự Hội nghị ASEM về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ |
Tham dự có Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn của 53 thành viên ASEM, gồm 21 quốc gia châu Á, 30 quốc gia châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) cùng Ban Thư ký ASEAN.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Cố vấn quốc gia - Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Ong San Su Chi khẳng định, ASEM là một cơ chế hợp tác, đối thoại hàng đầu giữa hai châu lục. Với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững”, Hội nghị sẽ đề ra những định hướng, tầm nhìn của hợp tác ASEM trong thập niên thứ ba vớicác biện pháp cụ thể thúc đẩyhợp tác trên cả 3 trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Trong các phát biểu tiếp theo, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách đối ngoại và An ninh, Trưởng đoàn của các thành viên điều phối Philippines, Pakistan và Estonia đều cho rằng cần tiếp tục gia tăng hợp tácđưa quan hệ đối tác Á - Âu đi vào chiều sâu và hiệu quả trong thập kỷ mới. Các Bộ trưởng cũng dành thời gian lắngnghe đại diện thanh niên Á - Âu trình bày về tầm nhìn cho hợp tác ASEM thời gian tới.
Sau Lễ khai mạc, Hội nghị đã tiến hành phiên họp toàn thể thứ nhất về “Gắn kết hài hòa giữa hòa bình và phát triển bền vững”. Hội nghị nhất trí tăng cường đối thoại và hợp tác duy trì hòa bình và ổn định ở hai khu vực và trên thế giới, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vàtrật tự thế giới công bằng và dân chủ trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; đẩy mạnh hợp tác giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Các Bộ trưởng khẳng định cần tiếp tục phối hợp chính sách, thúc đẩy thương mại và đầu tư, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và cân bằng.
Các Bộ trưởng cũng cam kết đẩy mạnh triển khai Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng hỗ trợ tài chính, giảm nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai,thúc đẩy hợp tác Mekong - Danube về quản lý nguồn nước, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển, tăng cườngsự đóng góp của thanh niên, phụ nữ và doanh nghiệp.
Các Bộ trưởng tham dự phiên họp sáng 20/11. |
Phát biểu dẫn đề tại Phiên toàn thể thứ nhất, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh,cục diện khu vực và quốc tế tiếp tục chuyển biến nhanh chóng và phức tạp hơn. Kinh tế thế giới phục hồi vững chắc hơn song vẫn tiềm ẩn rủi ro, chủ nghĩa bảo hộ có chiều hướng gia tăng, liên kết kinh tế ở nhiều khu vực bị chậm lại, quan ngại về hệ lụy của tiến trình chuyển đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các mối đe dọa do xung đột và căng thẳng khu vực, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh hàng hải, an ninh mạng, bất bình đẳng, di cư, thiên tai đặt ra cấp bách hơn.
Phó Thủ tướng cho rằng bước vào thập kỷ thứ ba, ASEM đứng trước thời khắc chuyển đổi quan trọng, cần tiếp tục đổi mới và khẳng định vị thế của mình trong cấu trúc toàn cầu đang định hình và đây là lúc ASEM cần xây dựng tầm nhìn cho một ASEM có trách nhiệm và có khả năng thích ứng, đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương.
Theo đó, Phó Thủ tướng đề xuất, châu Á và châu Âu cần tiếp tục đi đầu duy trì hòa bình và ổn định thế giới, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế. Hai châu lục cũng cầntiên phong trong triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm, giảm nghèo, kết nối toàn diện và chất lượng, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, an ninh lương thực - nguồn nước - năng lượng.
ASEM cũng cần tiếp tục ủng hộ quản trị kinh tế toàn cầu công bằng và cân bằng, hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, trao đổi các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới, phát triển các chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu, tăng cường sự sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa…
Phó Thủ tướng khẳng định, cam kết của các nhà Lãnh đạo APEC tại Hội nghị ở Đà Nẵng vừa qua về tự do thương mại và đầu tư, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội, xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020, triển vọng hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương toàn diện và tiến bộ (CPTPP) khẳng định xu thế hòa bình, ổn định, hội nhập kinh tế và phát triển bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tạo thêm động lực cho tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu.
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 (FMM-13). |
Về phần mình, Việt Nam cam kết tiếp tục chủ động đóng góp vào nỗ lực của ASEM. Phó Thủ tướng đánh giá cao sự ủng hộ của các thành viên đối với sáng kiến của Việt Nam về tổ chức “Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt các Mục tiêu phát triển bền vững” năm 2018.
Tại phiên toàn thể thứ hai về“Thúc đẩy quan hệ đối tác ASEM năng động và gắn kết hơn trong thập niên thứ ba của hợp tác” vào chiều ngày 20/11, Hội nghị khẳng định thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ và năng động hơn giữa châu Á và châu Âutrong khi vẫn giữ vững các giá trị cốt lõi và các nguyên tắc của ASEM về bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Hội nghị dành thời gian trao đổi sâu về vấn đề kết nối, nhất trí kết nối là một nội hàm quan trọng của hợp tác ASEM, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác Á - Âu trong nỗ lực ứng phó với các thách thức toàn cầu và phát triển bền vững. Các Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác kết nối trên cả 3 phương diện hạ tầng cơ sở, thể chế và con người,đặc biệt là thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, kết nối số, giao lưu nhân dân, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, du lịch.
Hội nghị hoan nghênh đề xuất của Nhóm công tác ASEM về kết nối trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên và lộ trình triển khai để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 12 vào năm tới. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 sẽ tiếp tục tiếp tục trong ngày 21/11, tập trung trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
ASEM: Nhân lực chất lượng cao xây tương lai bền vững Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang khiến các thành viên ASEM đứng trước đòi hỏi phải đổi mới giáo dục – đào ... |
Quan hệ Á-Âu và mối lưu tâm của Mỹ Trung tâm nghiên cứu Friends of Europe (trụ sở tại Brussels) mới đây có bài viết mang tựa đề “Mối quan hệ Á-Âu trở thành ... |
Nhìn lại chuyến thăm Mông Cổ và dự HNCC ASEM của Thủ tướng Chiều 16/7, (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rời Ulaanbaatar về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Mông ... |
Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp châu Á đầu tư vào Việt Nam Gặp các nhà lãnh đạo các quốc gia châu Á, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều thuận ... |