Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mekong - Hàn Quốc

Bảo Chi
TGVN. Sáng 03/8/2019, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN- 52 tại Bangkok, Thái Lan đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng hợp tác Mekong – Hàn Quốc lần thứ 9. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
pho thu tuong pham binh minh du hoi nghi bo truong hop tac mekong han quoc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mekong – Hàn Quốc lần thứ 9, diễn ra sáng 3/8, tại Bangkok, Thái Lan.

Ngày 03/8/2019, Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mekong – Hàn Quốc lần thứ 9 đã đươc tổ chức tại Bangkok, Thái Lan bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 52. Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đồng chủ trì, với sự tham dự của đại diện các nước Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.

Các Bộ trưởng đánh giá cao đóng góp của Hàn Quốc đối với khu vực Mekong trong thời gian qua thông qua hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Quỹ hợp tác Mê Công – Hàn Quốc (MKCF). Các Bộ trưởng cũng hoan nghênh Chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc với tầm nhìn về “Một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng, lấy người dân làm trung tâm”, và quyết định tổ chức Hội nghị cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần đầu tiên bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc vào tháng 11/2019 tại Busan, Hàn Quốc.

Hội nghị tập trung rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch hành động Mekong – Hàn Quốc giai đoạn 2017 – 2020, và ghi nhận tiến triển của các dự án hợp tác về cảng biển; ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) vào văn hoá, giáo dục; bảo tồn rừng và nông nghiệp bền vững. Về định hướng hợp tác trong thời gian tới, các Bộ trưởng nhất trí: (i) Tiếp tục triển khai các dự án ưu tiên trong Kế hoạch hành động; (ii) Tăng cường phối hợp với các cơ chế hợp tác tại khu vực; và (iii) Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân.

Hội nghị cũng thống nhất sẽ tập trung thực hiện các dự án đóng góp cho phát triển bền vững, trong đó có quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước, và phối hợp chặt chẽ với Uỷ hội sông Mekong (MRC).

Trong năm 2019, Quỹ MKCF sẽ hỗ trợ cho 7 dự án mới, trong đó có dự án của Việt Nam về “Tăng cường các tổ chức sử dụng nước để nâng cao năng lực tưới tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực như vấn đề Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên và các thách thức phi truyền thống (an ninh nguồn nước – lương thực – năng lượng trong đó có vấn đề nguồn nước xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh mạng, khủng bố).

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao đóng góp của Hàn Quốc tại khu vực Mekong, và đề xuất một số lĩnh vực ưu tiên thời gian tới: (i) Thúc đẩy đối thoại, đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tăng trưởng xanh; (ii) Tăng cường hợp tác nông nghiệp nhằm phát triển các giống cây trồng thích ứng với khí hậu, quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, sử dụng nước hiệu quả; (iii) Đẩy mạnh hợp tác giáo dục, hỗ trợ phát triển ICT tại các vùng nông thôn và phát triển lực lượng lao động trong lĩnh vực ICT.

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố đồng Chủ tịch và thống nhất tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Hàn Quốc tiếp theo tại Việt Nam. Các Bộ trưởng cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ để tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ nhất.

Xem nhiều

Đọc thêm

WB và Việt Nam rà soát và giải quyết các thách thức để chuẩn bị triển khai các dự án phát triển bềm vững

WB và Việt Nam rà soát và giải quyết các thách thức để chuẩn bị triển khai các dự án phát triển bềm vững

Sáng 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới ...
Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui

Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui

Giá vàng hôm nay 21/11/2024 đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp nhờ đồng USD yếu hơn và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
Điện mừng Thủ tướng Algeria

Điện mừng Thủ tướng Algeria

Nhân dịp ông Nadir Larbaoui được bầu lại làm Thủ tướng nước Cộng hòa Algeria Dân chủ và Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện ...
Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động