Nhỏ Bình thường Lớn

PCI 2020: Doanh nghiệp FDI tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020 ghi nhận khoảng cách giữa tỉnh đứng đầu và cuối tiếp tục co hẹp, dấu hiệu thay đổi chất lượng điều hành, năng động, sáng tạo cấp tỉnh.
PCI 2020: Doanh nghiệp FDI tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc tại lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020. (Nguồn: baodautu)

Sáng 15/4 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020.

PCI 2020 dựa trên khảo sát gần 12.300 doanh nghiệp, bao gồm hơn 10.700 doanh nghiệp tư nhân và 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Điểm bình quân trên 60

Trình bày báo cáo PCI 2020, Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết, Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm thứ 4 liên tiếp với số điểm đánh giá 75,09; tăng 2,69 điểm so với năm 2019. Các vị trí tiếp theo thuộc về Đồng Tháp (72,81 điểm), Long An (70,37 điểm) và Bình Dương (70,16 điểm) nhờ những thay đổi tích cực trong các chỉ số thành phần.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng tiếp tục giữ vị trí trong top 10 bảng xếp hạng PCI năm nay, riêng Quảng Nam đã rời trong top 10, nhường chỗ cho Bắc Ninh.

Ông Đậu Anh Tuấn cho hay, bảng xếp hạng PCI năm nay là năm thứ 4 liên tiếp ghi nhận điểm trung vị bình quân trên 60 trong thang điểm 100. Khoảng cách giữa tỉnh đứng đầu và cuối tiếp tục co hẹp, dấu hiệu thay đổi chất lượng điều hành, năng động, sáng tạo cấp tỉnh.

Thực tế này được minh chứng qua các chỉ số được đánh giá như tính năng động, tiên phong của chính quyền địa phương được cải thiện, chi phí không chính thức tiếp đà giảm; cải cách hành chính có cải thiện đáng kể và môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng.

Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy, chính quyền cấp tỉnh cần cải thiện mạnh mẽ tính minh bạch của môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng thực thi hệ thống chính quyền cấp cơ sở. Đà cải cách thủ tục hành chính, giảm gánh nặng thanh, kiểm tra... cũng cần sự vào cuộc, nỗ lực hơn nữa từ chính quyền các địa phương.

Với các doanh nghiệp FDI, điều tra của VCCI cho thấy, các doanh nghiệp này tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh, kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng đặt kỳ vọng, Việt Nam tiếp tục kiểm soát tham nhũng, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công, hoàn thiện thủ tục, nâng cấp mạnh mẽ chất lượng cơ sở hạ tầng.

Đánh giá về những tác động của Covid-19 tới doanh nghiệp năm 2020, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh: "Đây là năm đặc biệt khó khăn với doanh nghiệp khi thị trường nội địa bị thu hẹp, chuỗi cung ứng đứt gãy vì dịch bệnh.

Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp trên diện rộng, làm sụt giảm doanh thu, lợi nhuận. Các doanh nghiệp cũng phải cắt giảm lao động, ở khối doanh nghiệp tư nhân là 35% và doanh nghiệp FDI là 22%".

Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với doanh nghiệp để vượt qua Covid-19 có tác động trên thực tế không đồng đều, một số chính sách có hiệu ứng thực tiễn cao như giãn nộp thuế, gia hạn tiền thuê đất.

Kinh doanhVĩ môThứ năm, 15/4/2021, 09:07 (GMT+7) Quảng Ninh năm thứ tư dẫn đầu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Năm thứ 4 liên tiếp Quảng Ninh giữ vị trí quán quân tại bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhờ những nỗ lực cải cách.  Sáng 15/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020 (PCI 2020) dựa trên khảo sát gần 12.300 doanh nghiệp (hơn 10.700 doanh nghiệp tư nhân và 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI).  Theo kết quả này, Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm thứ 4 liên tiếp với số điểm đánh giá 75,09, tăng 2,69 điểm so với năm 2019. Các vị trí tiếp theo thuộc về Đồng Tháp, Long An và Bình Dương nhờ những thay đổi tích cực trong các chỉ số thành phần.  Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng tiếp tục giữ vị trí trong top 10 bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm nay, riêng Quảng Nam đã rời trong top 10, nhường chỗ cho Bắc Ninh.  Ví PCI là chỉ số của hành động, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét, chỉ số này đã thúc đẩy những hành động thực chất của chính quyền các tỉnh, thành phố, cải thiện chất lượng điều hành và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Đó là việc xây dựng thực thi chính sách dựa trên bằng chứng từ kết quả do PCI cung cấp, là sự tìm tòi, phát triển những ý tưởng cải cách, những mô hình tốt cấp cơ sở.  Bảng xếp hạng PCI năm nay là năm thứ 4 liên tiếp ghi nhận điểm trung vị bình quân trên 60 trong thang điểm 100. Điều này theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, khoảng cách giữa tỉnh đứng đầu và cuối tiếp tục co hẹp, dấu hiệu thay đổi chất lượng điều hành, năng động, sáng tạo cấp tỉnh.  Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2020. Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2020.
Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2020. (Nguồn: VCCI)

16 năm trên một hành trình không mệt mỏi

Phát biểu tại lễ công bố, Chủ tịch VCCI TS. Vũ Tiến Lộc cho hay, 16 năm trên một hành trình không mệt mỏi, 150 ngàn lượt doanh nghiệp đã gửi gắm niềm tin và kiến nghị của mình vào các cuộc khảo sát của PCI. PCI tự hào đã trở thành tiếng nói có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp.

TS. Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định, PCI góp phần tạo ra sự thay đổi tư duy, giúp các địa phương nhận ra tầm quan trọng của cải cách hành chính, nâng cao chất lượng điều hành kinh tế trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. PCI cũng đem lại những chuyển biến tích cực về thái độ của chính quyền đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Quan hệ “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” được khởi động; Khẩu hiệu “Doanh nghiệp phát tài - địa phương phát triển” được đề ra. Phương châm hành động: “Trong thành công của doanh nghiệp có nghĩa vụ của chính quyền, trong thất bại của doanh nghiệp có trách nhiệm của chính quyền” được lan toả. Vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp được đề cao để chung tay cải cách, thúc đẩy đối thoại, hợp tác công tư và giám sát việc thực thi chính sách của chính quyền các cấp.

Quan trọng hơn, PCI là thước đo hành động của chính quyền. PCI thúc đẩy những hoạt động thực chất nhằm cải thiện chất lượng điều hành và kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi dựa trên những thực chứng từ kết quả PCI. PCI truyền cảm hứng, giúp tìm tòi và phát triển những ý tưởng cải cách, những thực tiễn cải cách tốt từ cơ sở. PCI là “cánh én góp phần làm nên những mùa xuân cải cách”.

Đánh giá về kết quả PCI 2020, TS. Vũ Tiến Lộc nhận định, PCI 2020 ra đời trong một bối cảnh đặc biệt, Covid-19 hoành hành. Không chỉ có Covid-19, năm 2020 cũng để lại những “khoảng lặng” do thảm họa thiên tai dữ dội tại các tỉnh miền Trung.

Kết quả PCI trong những năm qua cũng cho thấy một số xu hướng quan trọng rất đáng lưu ý trong chất lượng điều hành kinh tế tại các địa phương theo thời gian. Trong vòng 5 năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng đánh giá tích cực hơn về sự năng động, tinh thần tiên phong và sự cầu thị của chính quyền.

Cũng trong khoảng thời gian này, gánh nặng chi phí không chính thức tiếp tục được giảm thiểu - một xu hướng nhất quán kể từ năm 2016. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đặt niềm tin lớn hơn vào các thiết chế pháp lý và tình hình an ninh trật tự tại các địa phương. Vấn đề phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế đã từng gây nhức nhối nhiều năm trước, nay đã giảm đáng kể và môi trường kinh doanh trở nên bình đẳng hơn trước rất nhiều.

Để vươn tới "tầm cao" mới

Dù vậy, Báo cáo PCI 2020 cũng cho thấy, những nỗ lực cải cách hành chính trong những năm qua còn “gập ghềnh”.

Bên cạnh những lĩnh vực có nhiều tiến bộ, hoạt động cải cách cần được chú trọng hơn ở một số lĩnh vực còn nhiều phiền hà như đất đai, thuế và bảo hiểm xã hội… Doanh nghiệp cũng kỳ vọng chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Bức tranh cải cách đã có nhiều sắc mầu tươi sáng hơn nhưng vẫn còn những con số làm chúng ta chưa thể yên lòng. Theo kết quả điều tra PCI, cứ trong 4 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho rằng địa phương ưu ái các doanh nghiệp Nhà nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân. Cứ trong 3 doanh nghiệp thì có gần 1 doanh nghiệp cho rằng, Chính quyền còn ưu ái cho doanh nghiệp FDI.

Thêm vào đó, vẫn còn 40% doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng toà án để giải quyết các tranh chấp về kinh tế. Gần 45% doanh nghiệp cho biết họ phải trả các chi phí không chính thức. 54% doanh nghiệp cho rằng hiện tượng nhũng nhiều vẫn còn...

Niềm tin kinh doanh do tác động của đại dịch Covid đã giảm mạnh tại thời điểm năm 2020. Chỉ có 41% doanh nghiệp cả tư nhân trong nước và FDI dự kiến sẽ mở rộng kinh doanh trong 2 năm tới, giảm hơn 10 điểm % so với năm 2019.

Điểm số PCI và PCI gốc năm 2020 cũng giảm nhẹ so với năm 2019 và các ngôi sao cải cách, các tỉnh dẫn đầu trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh đã ít có sự bứt phá hơn, cho thấy đà cải cách có phần chững lại đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy cải cách một cách kiên trì và thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, và là năm khởi đầu Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030. Nhiệm kỳ 5-10 năm tới sẽ là những nhiệm kỳ có ý nghĩa quyết định cho những đột phá của Việt Nam để tiến tới mục tiêu 2045 chúng ta trở thành một quốc gia giàu mạnh.

TS. Vũ Tiến Lộc cho hay, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định: Việc “tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo” đã được xác định là một trong những đột phá về thể chế của Việt Nam. Và cộng đồng doanh nghiệp có trách nhiệm góp phần vào thúc đẩy những đột phá thể chế này.

TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định: "Dù đã chuyển mình nhưng vẫn còn nhiều 'bậc thang' cải cách khác mà chính quyền các cấp cần nâng bước, để vươn tới những 'tầng cao' mới, với những 'ô cửa mở' của tương lai".

APCI 2020: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm
Quảng Ninh quyết tâm nâng 'chất' các chỉ số PCI
Nhìn lại hành trình 10 năm khẳng định thương hiệu kinh tế Quảng Ninh
Lập hat-trick quán quân PCI, Quảng Ninh chuẩn bị xung lực khởi động 'đường đua mới'
PCI 2019: Doanh nghiệp hướng tới tự động hoá và số hoá
TIN LIÊN QUAN