Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM 14

TGVN. Từ ngày 15-16/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 14 (FMM 14) tại Madrid, Vương quốc Tây Ban Nha.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
pho thu tuong pham binh minh se tham du hoi nghi bo truong ngoai giao asem 14 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines
pho thu tuong pham binh minh se tham du hoi nghi bo truong ngoai giao asem 14 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón, hội đàm Bộ trưởng Ngoại giao Kenya Monica Juma
pho thu tuong pham binh minh se tham du hoi nghi bo truong ngoai giao asem 14
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 14 diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 15-16/12 với chủ đề “Châu Á và châu Âu: Cùng hợp tác vì chủ nghĩa đa phương hiệu quả”. Đây là Hội nghị quan trọng nhất trong năm 2019, là dịp để các Bộ trưởng Ngoại giao trao đổi, đề ra biện pháp nhằm phát huy vai trò ASEM trong thúc đẩy hợp tác đa phương, kết nối Á – Âu, đề cao luật pháp quốc tế, giải quyết các thách thức toàn cầu, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển của thế giới và hai châu lục. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEM sẽ thông qua Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị.

Hội nghị gồm các hoạt động chính như Lễ khai mạc, bế mạc và ba phiên họp, cùng các hoạt động bên lề gồm Hội nghị Mô phỏng HNBT Ngoại giao ASEM lần thứ 9, Lễ hội Văn hóa ASEM 2019 và Hội thảo các Nhà báo Á – Âu lần thứ 12.

Qua hơn 2 thập kỷ tham gia ASEM, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM. Đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam bao gồm:

Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM 5 (2004), cùng 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế (2001), công nghệ - thông tin (2006), ngoại giao (2009), giáo dục (2009), lao động (2012), và triển khai nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của ASEM.

Tham gia đề xuất, thúc đẩy 2 lần mở rộng thành viên ASEM (ASEM 5, 2004 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9, 2009) và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM như “Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ Đối tác Kinh tế ASEM chặt chẽ hơn” và “Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh”, “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM” (2004).

pho thu tuong pham binh minh se tham du hoi nghi bo truong ngoai giao asem 14
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13, tháng 11/2017 tại Myanmar.

Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn với đề xuất 26 sáng kiến và đồng bảo trợ 29 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân, như văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, phát triển bao trùm, kinh tế số…

Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác đầu tiên trong ASEM về quản lý nguồn nước là “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững”, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong - Danube, góp phần nâng hợp tác tiểu vùng Mekong lên tầm liên khu vực.

Việt Nam cũng đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong ASEM (Điều phối viên 2 nhiệm kỳ 1999-2000 và 2001-2002, Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Á – Âu giai đoạn 2008 - 2012). Hiện ta đang tích cực đang phát huy vai trò trong 5 Nhóm hợp tác chuyên ngành mà nước ta là thành viên về quản lý nước, ứng phó hiên tai và đào tạo nghề, giáo dục và phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ.

Triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối ngoại đa phương, trong đó coi trọng Diễn đàn ASEM, tham gia ASEM của Việt Nam trong năm 2019 có nhiều nét nổi bật.

pho thu tuong pham binh minh se tham du hoi nghi bo truong ngoai giao asem 14
Việt Nam đăng cai thành công Hội nghị Tổng Cục trưởng Hải quan ASEM lần thứ 13, tháng 10/2019.

Việt Nam đã đăng cai thành công Hội nghị Tổng Cục trưởng Hải quan ASEM lần thứ 13 (Hạ Long, 8–10/10/2019), thiết thực góp phần thúc đẩy hợp tác kết nối Á – Âu nói chung và hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai châu lục nói riêng, và “Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế và xã hội tại châu Á và châu Âu” (Nha Trang, 15–17/5/2019), sáng kiến đầu tiên về phát triển bao trùm về kinh tế và xã hội trong thập kỷ thứ ba của Diễn đàn, góp phần nâng cao tính thiết thực của hợp tác Á – Âu, đóng góp vào việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việt Nam đã đăng cai “Hội thảo ASEM về thúc đẩy nền kinh tế số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0” (Hà Nội, 18/1/2019).

Việt Nam tích cực tham gia và chủ động đóng góp vào các quan tâm chung của ASEM trong năm 2019, đặc biệt trong các lĩnh vực như kết nối, ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn nước, an ninh lương thực, phát triển bền vững, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, nâng cao quyền năng của phụ nữ, phát triển nguồn nhân lực...

Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (Asia – Europe Meeting, gọi tắt là ASEM) thành lập ngày 1/3/1996 theo sáng kiến của Singapore và Pháp, với sự ủng hộ tích cực của 26 nhà lãnh đạo Á – Âu, đặc biệt từ ASEAN. Đây là diễn đàn đối thoại không chính thức giữa các nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên ASEM, lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và Ban Thư ký ASEAN. Mục tiêu của ASEM là tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn" và “tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”.

Qua 5 lần mở rộng, ASEM đã tăng từ 26 lên 53 thành viên (22 châu Á và 31 châu Âu), trong đó có 4 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 12 nước G20, 4 nước BRICS, đại diện cho 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 55% thương mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu.

Trước những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của cục diện khu vực và thế giới, ASEM tiếp tục là một trong những cơ chế đối thoại, hợp tác quan trọng, có quy mô lớn nhất giữa châu Á và châu Âu, được các thành viên coi trọng trong nỗ lực phát triển kinh tế, duy trì hòa bình, ổn định, ứng phó với các thách thức toàn cầu.

pho thu tuong pham binh minh se tham du hoi nghi bo truong ngoai giao asem 14 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại ĐHĐ LHQ

TGVN. Tối 28/9 theo giờ Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu tại kỳ ...

pho thu tuong pham binh minh se tham du hoi nghi bo truong ngoai giao asem 14 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gửi điện chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

pho thu tuong pham binh minh se tham du hoi nghi bo truong ngoai giao asem 14 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đón, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua Denis Moncada

TGVN. Ngày 6/9, tại Nhà khách Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì lễ đón và hội ...

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?
Bài tarot hôm nay 7/5: Kiếp trước, bạn và bạn thân có mối quan hệ gì?

Bài tarot hôm nay 7/5: Kiếp trước, bạn và bạn thân có mối quan hệ gì?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem ở kiếp trước, bạn và bạn thân có mối quan hệ gì với nhau nhé!
Nghỉ lễ 2/9 mấy ngày? Lịch nghỉ lễ 2/9 năm 2024

Nghỉ lễ 2/9 mấy ngày? Lịch nghỉ lễ 2/9 năm 2024

Xin cho tôi hỏi nghỉ lễ 2/9 năm 2024 mấy ngày? NLĐ có được sử dụng ngày phép năm để nghỉ lễ 2/9 lâu hơn không? - Độc giả Xuân ...
Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trao 349 suất quà và học bổng cho con cháu chiến sĩ Điện Biên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trao 349 suất quà và học bổng cho con cháu chiến sĩ Điện Biên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 5/5 diễn ra Lễ trao học bổng 'Thắp sáng những ước mơ' cho con thương binh liệt sĩ, cháu của các chiến sĩ Điện Biên, học sinh hoàn cảnh ...
Cơ thủ Dương Quốc Hoàng làm nên lịch sử cho billiards Việt Nam, vô địch giải Scottish open 2024

Cơ thủ Dương Quốc Hoàng làm nên lịch sử cho billiards Việt Nam, vô địch giải Scottish open 2024

Cơ thủ Dương Quốc Hoàng xuất sắc đánh bại đối thủ người Mỹ Oscar Dominguez ở chung kết, giành chức vô địch giải pool 9 bóng Scottish open 2024.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động