TIN LIÊN QUAN | |
Phó Thủ tướng Thường trực thăm bà con thôn Bản Bang, Hà Giang | |
Bồi thường cho người dân 4 tỉnh miền Trung trước ngày 30/6 |
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ: Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, Đại hội XII của Đảng cũng nhận định: Việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội còn chậm, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chức năng và nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình làm việc với Tỉnh ủy Hà Giang. |
Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; thẩm quyền và trách nhiệm của cán bộ công chức, nhất là trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ; mô hình tổ chức đảng ở một số lĩnh vực chưa thật hợp lý; việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ quan tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức kết quả còn thấp…
Do vậy, việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức, bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của Đảng ta. Đây là vấn đề khó vì liên quan đến cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, rất cần sự đóng góp của các cấp ủy đảng, nhất là kinh nghiệm từ thực tế cơ sở.
Để bảo đảm nội dung khảo sát phục vụ cho Đề án của Trung ương, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các đại biểu cần tập trung báo cáo, trao đổi, thảo luận một số vấn đề lớn như sau: Tập trung đánh giá phương thức lãnh đạo của Đảng các cấp trong việc ban hành chủ trương, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả ở Trung ương và địa phương. Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức và hoạt động khi lập tổ chức đảng tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và cán bộ đảng viên hoạt động trong các tổ chức của địa phương, cơ quan, đơn vị; đề xuất nội dung đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, của các cấp ủy và tổ chức đảng đối với tổ chức và hoạt động của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Về quản lý và tinh giản biên chế, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị tỉnh Hà Giang nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện quy định về quản lý và tinh giản biên chế thời gian qua. Qua đó đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để phù hợp với tình hình thực tế; cơ chế đánh giá, tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sao cho hiệu quả, bảo đảm đánh giá thực chất cán bộ, công chức, viên chức; thay đổi cơ chế quản lý cán bộ, công chức, biên chế sự nghiệp, cơ chế quản lý, cấp ngân sách cho các tổ chức trong hệ thống chính trị như khoán kinh phí phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, khoán kinh phí hành chính, cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập hiệu quả.
Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh: Sự nghiệp phát triển của đất nước đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay. Từ thực tiễn của mình, tỉnh Hà Giang có nhiều ý kiến đóng góp rất tốt cho đoàn khảo sát. Kết quả triển khai cho thấy Hà Giang nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề này, tỉnh đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận cụ thể trên toàn Đảng bộ như tinh giản biên chế, sáp nhập một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn…
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết: Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhận thấy việc đổi mới phương thức lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, quyết liệt trong công tác xây dựng đảng. Thực hành phải sâu sát cơ sở với việc phân công trực tiếp cho mỗi ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách các địa bàn cụ thể. Tỉnh cũng sáp nhập một số tổ chức đầu mối cho gọn hơn. Tỉnh Hà Giang đã ban hành Chỉ thị 03 gắn với đổi mới, nhận xét, đánh giá cán bộ, đổi mới phương thức làm việc theo nhóm, chống phi tập trung hoá, thảo luận tập thể, quyết định tập trung các vấn đề.
Tỉnh Hà Giang từng bước đổi mới việc cán bộ lãnh đạo đi cơ sở một cách gọn nhẹ, tiết kiệm. Giao nhiệm vụ phải có người chịu trách nhiệm. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với việc các xã, phường đều có trang tin điện tử, hộp thư công vụ.
Tỉnh cũng đổi mới chất lượng hoạt động cơ quan dân cử. Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát tối cao các hoạt động của cơ quan dân cử trong tỉnh. HĐND tỉnh đổi mới cách tiếp xúc cử tri như qua mạng, đổi mới phương pháp làm việc của tất cả các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở địa phương, tạo ra sự thay đổi của tỉnh trong thời gian vừa qua. Nhiều ban chỉ đạo liên ngành được tỉnh Hà Giang sáp nhập và lọc bớt thành viên cho hiệu quả hơn.
“Ngay như việc Bí thư Tỉnh ủy không phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp HĐND tỉnh đã tạo không khí thảo luận sôi nổi của đại biểu tại các kỳ họp, Bí thư chỉ phát biểu tại tổ nên các đại biểu thảo luận không ngại vì trái với ý Bí thư”, ông Triệu Tài Vinh cho hay.
Giải quyết cơ bản xong các vụ khiếu kiện đông người trong năm 2017 Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố ... |
Xử lý dứt điểm việc khai thác vận chuyển gỗ nghiến tại Hà Giang Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu xử lý ... |
Xác định mũi đột phá xây dựng Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn Chiều 13/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Đoàn công tác của Chính phủ đã ... |