Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược

Vân Chi
(từ Hải Phòng)
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và là hành động mà chúng ta cần chuyển đổi sớm để bảo vệ chính mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và là hành động mà chúng ta cần chuyển đổi sớm để bảo vệ chính mình. (Nguồn: Vietnam Connect Forum 2024)

Chiều 10/4, tại TP. Hải Phòng, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times và UBND TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) lần thứ 4 với chủ đề "Tiến trình Việt Nam phát triển kinh tế xanh và bền vững-Từ chính sách của Chính phủ tới các sáng kiến, giải pháp của địa phương và doanh nghiệp".

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao kết nối với các đối tác quốc tế; Ban tổ chức Diễn đàn trong việc lựa chọn chủ đề hết sức thời sự lần này.

Theo Phó Thủ tướng, chủ đề kết nối không chỉ dừng lại ở kết nối Việt Nam, kinh tế xanh và phát triển bền vững, mà còn kết nối giữa Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Rộng hơn là kết nối quốc tế với Việt Nam.

Đến nay thế giới đã chuyển qua giai đoạn phát triển, hiện thách thức lớn nhất là sự chuyển đổi. Từ đó, đặt ra vấn đề mô hình phát triển truyền thống dựa vào tài nguyên thiên nhiên, hay các mô hình qua ba cuộc cách mạng công nghiệp có còn phù hợp hay không.

Phó Thủ tướng cho rằng, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất khó để tự mình giải quyết được. Càng phát triển cũng đi liền với các vấn đề xã hội khác như chênh lệch giàu nghèo, vấn đề môi trường, tài nguyên, lương thực…Tuy nhiên, đây tiếp tục là những thách thức của toàn cầu, diễn ra trên mọi châu lục, ở cả nước phát triển hay đang phát triển.

“Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu không một quốc gia nào có thể tự giải quyết, nếu như không có sự 'chung lưng đấu cật' của toàn thế giới. Trong đó, các nước phát triển, đang phát triển cần cùng nhau hành động và đạt được một số mục tiêu”, Phó Thủ tướng nói.

Vì thế, thách thức đặt ra cũng là lựa chọn được mô hình phát triển mà hôm nay hội nghị đang nói đến, đó là kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp các đối tác quốc tế bên lề Diễn đàn. (Nguồn: Vietnam Connect Forum 2024)

Phó Thủ tướng cho biết nói về phát triển bền vững, Việt Nam cũng đã có bộ các chỉ tiêu để “cân đo, đong đếm” sự phát triển này. Nhưng rõ ràng, để đạt mục tiêu thiên niên kỷ còn rất xa. Với những vấn đề về biến đổi khí hậu, dịch bệnh hiện nay nảy sinh từ sự phát triển không bền vững, đòi hỏi cần có sự thay đổi, dù khó khăn. “Đây là lựa chọn bắt buộc phải làm”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và là hành động mà chúng ta cần chuyển đổi sớm để bảo vệ chính mình.

Lần đầu tiên tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đã thể hiện rõ ý chí của Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tại COP 26, Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu cam kết về Net Zero bằng 0 vào năm 2050, dù ngay cả với các nước phát triển đây vẫn là một thách thức lớn.

“Đây là con đường để tự cứu mình. Đã đến lúc cần có cách nhìn nhận hiện thực hóa các chủ trương này. Đó sẽ không còn là khẩu hiệu hay lời kêu gọi mà đòi hỏi chúng ta cần chuyển nhanh từ nhận thức sang hành động”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu, hành động cần xuất phát từ mỗi cá nhân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Trên con đường Net Zero cần giải quyết được bài toàn về công nghệ; không sử dụng năng lượng hóa thạch.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề theo Phó Thủ tướng sẽ quyết định đến thành công của kinh tế xanh là năng lượng sạch, chuyển đổi này đòi hỏi các nước phải cùng nhau hành động, dù trình độ và khả năng khác nhau.

Từ góc độ của Chính phủ, Phó Thủ tướng cho biết trong công cuộc chuyển đổi xanh, Việt Nam đã có những văn bản ở cấp rất cao, như Nghị quyết 24, các chiến lược về tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo; các luật cũng được ban hành để bước đầu thể chế hóa, như Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hiện Chính phủ cũng đang tập trung để sửa đổi luật liên quan đến lĩnh vực điện lực.

Chính phủ cũng đang dự kiến thay đổi một số nghị định, tạo môi trường pháp lý để có lộ trình chuyển đổi xanh; xây dựng một số cơ chế để các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo sẽ được hình thành.

Về xác định các mô hình kinh tế, Chính phủ cũng đang xây dựng kế hoạch để Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp và người dân có thể cùng nhau thực hiện được kinh tế tuần hoàn. Nhiều cơ chế liên quan đến việc làm thế nào để thực hiện được mục tiêu Net Zero cũng đang được thảo luận.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong công cuộc đó, chuyển đổi quan trọng nhất là liên quan đến năng lượng, trong đó tài chính và công nghệ là bài toán đau đầu đối với các quốc gia, cũng như Chính phủ Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn các doanh nghiệp FDI đồng hành để cùng nhau chuyển đổi, cam kết đi tiên phong. (Nguồn: Vietnam Connect Forum 2024)

Theo Phó Thủ tướng, đây là mục tiêu dù khó khăn nhưng Chính phủ không thể không làm. Quan trọng nhất là bước đi ban đầu ở đâu, làm thế nào để có công nghệ. Chính phủ cần sớm ban hành các cơ chế, chính sách để quyết định trong việc thu hút FDI, đặc biệt trong lựa chọn các dự án đầu tư. Hiện nếu chỉ thu hút đầu tư dựa vào đất đai, nhân công giá rẻ…thì sẽ không còn giá trị.

Xu hướng thu hút đầu tư sắp tới sẽ có hai thứ, năng lượng xanh, tín chỉ xanh và nguồn nhân lực chất lượng cao. “Hai yếu tố này Việt Nam có tiềm năng và tài nguyên, nhưng để tận dụng được phục vụ cho phát triển kinh tế, chúng tôi gửi gắm đến các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ, năng lượng, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh…”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng mong muốn các doanh nghiệp FDI đồng hành để cùng nhau chuyển đổi, cam kết đi tiên phong.

“Phát triển bền vững là chặng đường còn khá xa, nhưng kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp sẽ là những chặng đầu mà chúng ta bắt buộc phải đi qua”, Phó Thủ tướng cho hay.

Từ đó cần định hình cơ chế thay đổi, không đi theo con đường cũ, nghĩa là dự án vào chỉ cần có đầu tư, mà nên chọn dự án giúp cho mô hình phát triển của đất nước, tạo ra nhu cầu đào tạo và phát triển con người, phục vụ cho mô hình xanh. Từ đó, tạo ra sự tiên phong cho những sự thay đổi tiếp theo.

Phó Thủ tướng khẳng định, trong quá trình chuyển đổi, Chính phủ, các địa phương sẽ luôn lắng nghe tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp để có những hỗ trợ cần thiết; cũng như có những cơ chế trên phạm vi toàn cầu để chuyển đổi theo.

"Doanh nghiệp hãy bàn vấn đề giúp cho Chính phủ, chính quyền địa phương cũng sẽ đồng hành với doanh nghiêp để thực hiện thành công các dự án đầu tư", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược
Các đại biểu dự Diễn đàn Vietnam Connect 2024 chụp ảnh tại sự kiện. (Nguồn: Vietnam Connect Forum 2024)

Trong khuôn khổ của Diễn đàn, đã diễn ra Lễ Ký Kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Biến đổi khí hậu và các đơn vị thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường) với Tạp chí Kinh tế Việt Nam nhằm phối hợp triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực và hành động hướng tới mục tiêu Net-Zero của Việt Nam.

Bên lề Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 và Golden Dragon Awards 2024 cũng diễn ra các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương giữa các địa phương, doanh nghiệp với đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam (đại sứ quán, lãnh sự quán), các hiệp hội thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Diễn đàn Vietnam Connect là sự kiện thường niên, quy mô cấp quốc gia kết nối quốc tế do Bộ Ngoại giao và Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) đồng chủ trì tổ chức. Mục tiêu trọng tâm của Diễn đàn nhằm nâng cao hiệu quả kết nối, tăng cường cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại giữa các địa phương, đối tác quốc tế và các cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Diễn đàn cũng được xác định và củng cố trở thành kênh thông tin uy tín, tin cậy, hội tụ sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quản lý, địa phương, đối tác quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp, cùng trao đổi, cập nhật và phản hồi thông tin về các vấn đề kinh tế có xu hướng quốc tế, chiến lược và chính sách của Việt Nam.

Qua 3 lần tổ chức thành công tại thủ đô Hà Nội (năm 2021), TP. Hồ Chí Minh (năm 2022), TP. Đà Nẵng (năm 2023), Diễn đàn Vietnam Connect 2024 (lần thứ 4) được tổ chức tại TP. Hải Phòng, một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Chuyên gia, tổ chức quốc tế sẵn sàng hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh

Chuyên gia, tổ chức quốc tế sẵn sàng hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh

Bên lề Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh diễn ra mới đây, chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam, đại diện ...

Tôn vinh các lao động nữ nghề ve chai phi chính thức trong hành trình 'Hồi sinh rác thải nhựa'

Tôn vinh các lao động nữ nghề ve chai phi chính thức trong hành trình 'Hồi sinh rác thải nhựa'

Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày 19/10, Unilever Việt Nam cùng VietCycle tổ chức “Lễ tôn vinh những chiến binh xanh vì một ...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sắp thăm chính thức Đan Mạch và Na Uy

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sắp thăm chính thức Đan Mạch và Na Uy

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 17/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần quyết tâm và hành động thực tiễn để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần quyết tâm và hành động thực tiễn để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về 'Cộng đồng phát thải ...

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ADB sẽ không ngừng được củng cố, phát triển hơn nữa

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ADB sẽ không ngừng được củng cố, phát triển hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 30 năm qua Việt Nam-ADB đã hợp tác hiệu quả, mong muốn 30 năm tới hợp tác giữa ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động