TIN LIÊN QUAN | |
Doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo, bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số | |
Chuẩn bị nguồn nhân lực để thành công trong giai đoạn chuyển đổi số |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn ICT Summit 2019. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam dù được đánh giá là phát triển nhanh so với khu vực và thế giới nhưng xuất phát của chúng ta quá thấp, cho nên phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Trong bối cảnh hợp tác nhưng cạnh tranh quốc tế rất gay gắt, không chỉ về thu hút vốn đầu tư, công nghệ mà cạnh tranh lớn nhất là về thị trường.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao nội dung được chia sẻ tại diễn đàn Vietnam ICT Summit 2019. Theo ông, các ý kiến được chia sẻ tại diễn đàn sẽ đóng góp vào Đề án Chuyển đổi số quốc gia mà Việt Nam sắp sửa ra tuyên bố.
Trong tiến trình chuyển đổi số, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, dù vui hay không, chúng ta cũng phải tự nhắc nhở mình rằng, tâm thế của Việt Nam là một nước vẫn còn đang kém phát triển so với thế giới. Do vậy, trước khi nghĩ đến chuyện vượt lên, Việt Nam trước hết phải bằng được nước khác và phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần.
"Bây giờ chúng ta nói về chuyển đổi số, suy cho cùng yếu tố cốt tử là ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho doanh nghiệp, hiệu quả lớn hơn cho mỗi tổ chức và mang lại cơ hội lớn hơn cho mỗi người dân. Nhìn lại, chúng ta cũng đã vận dụng được phần nào những cơ hội công nghệ thông tin mang lại. Có thể chỉ ra những thành công đầu tiên là chúng ta đã mạnh dạn số hóa ngành Bưu điện. Hay gần đây nhất chúng ta thấy ngành Điện lực đã tập trung làm rất thành công. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cơ hội đã bị bỏ qua; nhiều đề án, mục tiêu mà kiểm lại chúng ta chưa làm được. Chính vì thế, Việt Nam cần phải biết tận dụng cơ hội một cách tốt nhất," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ra mắt Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam. (Ảnh: VINASA) |
Để làm được điều này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Việt Nam phải tập trung xây dựng môi trường pháp lý để doanh nghiệp có được sự hỗ trợ của Nhà nước và có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Bên cạnh đó, phải có chính sách về thuế, cơ chế phân bổ tài nguyên để không chỉ doanh nghiệp công nghệ thông tin mà ngay cả các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới cũng được hưởng những lợi ích thiết thực về mặt vật chất.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Chúng ta phải xác định được một số việc làm ngay, và phải làm đến cùng. Đây chính là đầu bài cho giới công nghệ thông tin, là nhiệm vụ cho các cấp chính quyền và cơ quan nhà nước”.
Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2019 cũng chứng kiến sự thành lập của Liên minh chuyển đổi số Việt Nam với 9 thành viên ban đầu gồm: Viettel, VNPT, Misa, FPT, CMC, VNG, MobiFone, Hài Hoà, Bkav từ sáng kiến của VINASA.
Với việc hình thành Liên minh Chuyển đổi số, tới đây, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà ngay cả những doanh nghiệp nhỏ cũng sẽ cùng tham gia vào việc thúc đẩy và cung cấp giải pháp, từ đó giúp tạo ra khát vọng chuyển đổi số cho mọi thành phần trong xã hội.
Chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức với ngành Tài chính Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) Việt Nam tổ chức Hội thảo, ... |
Tập trung xây dựng Chiến lược chuyển đổi số nhằm xây dựng Việt Nam 4.0 Từ ngày 11-13/9, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới phối hợp tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ... |
Microsoft giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số Ngày 13/6, tại Hà Nội, Microsoft đã ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với 7 đối tác phát triển phần mềm ... |