📞

Phố Wall: Dựng “tường” ngăn dịch chuyển vốn?

10:49 | 11/12/2008
Ngày 10/12, chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại nhưng xuất hiện nỗi lo về dịch chuyển vốn sang kênh đầu tư trái phiếu.

Hôm thứ Ba, các nghị sỹ đảng Dân chủ và Nhà Trắng đã được thỏa thuận trên nguyên tắc về việc cung cấp khoản vay khẩn cấp ứng cứu ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Theo lộ trình thì kế hoạch giải cứu ngành ôtô được bỏ phiếu thông qua ngay trong ngày 10/12.Tuy nhiên, các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã từ chối việc bỏ phiếu thông qua kế hoạch này. Trong một tuyên bố chính thức phát đi từ Nhà Trắng, người phát ngôn Dana Perino nói: “Chúng tôi không nghĩ rằng, kế hoạch giải cứu sẽ kết thúc trong đêm nay”.Việc chưa bỏ phiếu thông qua kế hoạch giải cứu ngành ôtô lần này cũng có điểm tương đồng với việc thông qua gói giải cứu ngành tài chính Mỹ trị giá 700 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 9/2008 khi mà lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc đồng ý thông qua kế hoạch đó, nhưng khi đưa ra Hạ viện ngày 29/9 thì kế hoạch đó lại bị bác bỏ - sau đó nhiều ngày kế hoạch đó mới được thông qua.Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của GM và Ford không có nhiều biến động mạnh như những phiên trước khi cổ phiếu GM giảm hơn 2% còn cổ phiếu Ford tăng nhẹ.

Bất ngờ thị trường trái phiếuMột sự kiện hiếm thấy đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Mỹ khi người mua trái phiếu đang chấp nhận nhận lợi tức (trái tức) bằng 0, thậm chí chấp nhận lỗ để mua trái phiếu với mong muốn đảm bảo tính an toàn cho tài sản của mình.Nguyên nhân là do các quỹ đầu tư, đặc biệt là nhiều quỹ tương hỗ (money-market mutual funds) đang loay hoay không biết cất giữ tiền mặt của cổ đông ở đâu để đảm bảo an toàn khi mà nhiều quỹ không tin vào định mức tín nhiệm của các ngân hàng thương mại hay nói cách khác họ không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng.Bên cạnh đó, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) chỉ bảo hiểm cho các khoản tiền gửi ngân hàng dưới 250 triệu USD, nên với lượng tài sản lên đến hàng tỷ USD - nhiều quỹ đầu tư đã quyết định tham gia đấu giá trái phiếu Chính phủ với trái tức rất thấp, bằng 0 hoặc mua trái phiếu trên thị trường giao dịch với trái tức âm (hay nói cách khác quỹ đầu tư chấp nhận mua trái phiếu cao hơn mệnh giá để rồi nhận lại giá trị bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn) để cất giữ tài sản.Đây có thể coi là một dấu hiệu bất ổn của thị trường tài chính Mỹ, nó khiến những quy luật tài chính bị đảo lộn – người đi vay (chính phủ Mỹ) lại ở vị thế cao hơn người cho vay (người mua trái phiếu).Nhiều người đang nhận định rằng, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đang bán cổ phiếu để chuyển qua kênh đầu tư trái phiếu – dù biết đó chỉ là một giải pháp an toàn. Do đó, Bộ Tài chính Mỹ đã bất ngờ tung trái phiếu ngắn hạn với lợi tức 0,005% kỳ hạn 3 tháng và lợi tức bằng 0 với trái phiếu kỳ hạn 4 tuần để dựng "tường" ngăn sự dịch chuyển dòng vốn ồ ạt từ thị trường cổ phiếu sang trái phiếu.Với động thái đó thì người mua trái phiếu trên thị trường giao dịch đương nhiên là chấp nhận thiệt thòi nếu muốn nắm giữ trái phiếu.Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 10/12 đã tăng điểm trong phiên buổi sáng nhờ những hy vọng kế hoạch giải cứu ngành ôtô sẽ sớm được thông qua tại Hạ viện. Tuy nhiên đến buổi trưa, các chỉ số chứng khoán đã giảm mạnh xuống dưới ngưỡng giá trị được thiết lập phiên trước đó sau khi có tin về việc các nghị sỹ đảng Cộng hòa chưa nhất trí thông qua kế hoạch này.Dù vậy, đến khoảng 13h30’ (giờ địa phương) các chỉ số đã nhanh chóng phục hồi trở lại nhờ sức tăng mạnh của cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, công nghệ, xây dựng. Trong đó cổ phiếu Chevron tăng 3,8% lên 78,44 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Exxon Mobil tiến thêm 2,4% lên 80,07 USD/cổ phiếu; cổ phiếu của Yahoo tăng 9,9%, cổ phiếu HP (Nasdaq-HP) tiến thêm 1,71%, Microsoft (Nasdaq-MSFT) nhích 0,05%.

Trên biểu đồ có thể thấy cổ phiếu của MSFT, HP đã giảm 7,58-8,83% giá trị trong 2 tháng qua trong khi chỉ số S&P 500, Nasdaq giảm từ 1,16-4,83% và chỉ số Dow Jones thậm chí còn tăng điểm.Điểm qua kết giao dịch ngày 10/12: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 70,09 điểm, tương đương 0,81%, đóng cửa ở mức 8.761,42.Chỉ số Nasdaq phiên này lên 18,14 điểm, tương đương 1,17%, chốt ở mức 1.565,48.Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 10,57 điểm, tương đương 1,19%, đóng cửa ở mức 899,24.Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,31 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.177 cổ phiếu lên điểm và có 952 cổ phiếu mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,99 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.770 mã tăng điểm và có 973 mã xuống điểm.Chứng khoán châu Âu diễn biến trái chiềuThị trường chứng khoán châu Âu đã có diễn biến trái chiều khi thị trường Anh giảm điểm trong khi thị trường Pháp và Đức lại tăng điểm, dù biên độ tăng giảm của các thị trường là dưới 1%.Cổ phiếu khối dược phẩm, năng lượng đã đồng loạt mất điểm nhưng nhờ sức tăng mạnh mẽ của cổ phiếu khai mỏ nên thị trường giữ được thế cân bằng hơn. Cổ phiếu khối dược phẩm như GlaxoSmithKline, Novartis, AstraZeneca và Sanofi-Aventis giảm từ 1,4-2,7%; cổ phiếu khối năng lượng như BP, Royal Dutch Shell và Tullow Oil hạ  0,4 – 2,4%; cổ phiếu khối khai mỏ như Rio Tinto, Anglo American, Antofagasta, Xstrata và BHP Billiton tăng từ 5,6-16%.Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 13,98 điểm, tương đương -0,32%, đóng cửa ở mức 4.367,28, khối lượng giao dịch đạt 1,92 tỷ cổ phiếu.Chỉ số DAX của Đức phiên này tiến tục lên 0,54%, khối lượng giao dịch đạt 31,9 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,68%, khối lượng giao dịch đạt 139 triệu cổ phiếu.Theo TBKTVN