Phòng chống Covid-19 tại vùng xanh: 'Không gì tốt bằng nhân dân tự quản'

MỘC LAN
Huy động sức mạnh nhân dân, để người dân thực sự là chủ thể, là trung tâm của cuộc chiến đấu chống đại dịch Covid-19 ở vùng xanh đang được chính quyền Hà Nội áp dụng rộng rãi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Chu Ngọc Anh phát biểu tại cuộc giao ban trực tuyến tại Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội. (Nguồn: VOV)
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại cuộc giao ban trực tuyến tại Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội. (Nguồn: VOV)

Nghị quyết 86 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng chống Covid-19 nêu rõ, kể từ ngày bắt đầu giãn cách: Trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các vùng xanh; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển vùng vàng thành vùng xanh, vùng cam thành vùng vàng và khoanh chặt, thu hẹp vùng đỏ; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các vùng đỏ ở phạm vi hẹp nhất.

Qua hơn một tháng thực hiện giãn cách xã hội, Thành phố Hà Nội đang tiếp tục tận dụng hiệu quả thời gian này để triển khai các biện pháp quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm nhằm bóc tách các ca F0 ra khỏi cộng đồng, mở rộng vùng xanh và đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại các quận, huyện, xã, phường.

Quyết tâm giữ vững vùng xanh

Trong Công điện số 18 ngày 6/8 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Thành phố đã phân ra 3 vùng “xanh, da cam, đỏ” và chỉ rõ những nhiệm vụ, giải pháp cần thiết cho từng điểm.

Tại các khu vực không có dịch - vùng xanh, Hà Nội đề nghị mỗi người dân ngoài việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Người dân nên phát huy vai trò cùng tham gia các khu vực tự quản, chốt bảo vệ vùng xanh do chính khu dân cư, tổ dân phố lập.

Cùng với đó, chính quyền cơ sở thường xuyên tuyên truyền, kiểm soát việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, với tinh thần lấy người dân làm nòng cốt, hàng loạt vùng xanh an toàn đang mở rộng khắp 30 quận, huyện của Hà Nội, tạo thêm những “pháo đài” trong cuộc chiến chống Covid-19.

hàng loạt “vùng xanh” an toàn đang mở rộng khắp 30 quận, huyện của Hà Nội.
Hàng loạt vùng xanh an toàn đang mở rộng khắp 30 quận, huyện của Hà Nội.

Trong những ngày qua, người dân phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) rất tích cực bảo vệ vùng xanh an toàn để duy trì thành quả phòng dịch; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về dịch Covid-19, qua đó có các biện pháp chủ động ngăn ngừa, bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng.

Nhiều phường, xã có hình thức để người dân ký cam kết thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, đặc biệt, chấp hành nghiêm thông điệp 5K ở mọi lúc, mọi nơi.

Chẳng hạn, Ủy ban Nhân dân phường Trúc Bạch có hình thức ký Bản cam kết thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 của hộ gia đình: Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Quy định của Bộ Y tế, Thành phố, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của quận, phường; thực hiện nghiêm các biện pháp khai báo y tế; thông báo tình hình sức khỏe khi có một trong các triệu chứng như sốt, ho, khó thở… cho trạm y tế phường.

Cùng với quyết tâm nâng cao hiệu quả và mở rộng vùng xanh, các địa phương tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Bí thư thường trực Quận Hoàng Mai cho biết việc thiết lập vùng xanh đã giúp giảm tải, tạo điều kiện cho các lực lượng tuyến đầu tập trung vào công tác chuyên môn.

Ông Phong chia sẻ: “Người bên ngoài vào dứt khoát là không vào được. Hàng hóa thì phải gửi ngoài rào chắn. Nếu như có việc gì cần liên hệ, trao đổi ở chốt, không đi vào trong vùng an toàn. Sau khi thực hiện, tôi thấy rằng việc triển khai rất hiệu quả”.

Dân là gốc

Ngày 30/8, trao đổi với báo chí, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp chính quyền tiếp tục xác định rõ nhiệm vụ chính trị ưu tiên số 1 lúc này vẫn là phòng, chống Covid-19, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân dân là trên hết, thường xuyên rà soát, đánh giá, kịp thời rút kinh nghiệm, tập trung khắc phục triệt để những hạn chế, sơ hở.

Ông Đinh Tiến Dũng khẳng định, việc người dân tuân thủ quy định ra đường khi cần thiết chính là việc làm thiết thực nhất để ủng hộ công tác phòng, chống dịch cùng Thành phố; rút ngắn thời gian khi đi mua hàng hóa thiết yếu, giảm xuống mức thấp nhất thời gian có mặt tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại...

Trước đó, kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 ở huyện Quốc Oai ngày 25/8, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng đề cao vai trò của người dân trong công cuộc chống dịch, đặc biệt tại các vùng xanh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng chóng dịch trên địa bàn TP
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói: “Không gì tốt bằng nhân dân tự quản”.

Trong đợt dịch thứ 4, huyện Quốc Oai có 42 ca F0. Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, huyện đã tổ chức khoanh vùng, cách ly, dập dịch trong thời gian ngắn, không để dịch lây lan ra cộng đồng. Đến nay, huyện trên đã trải qua gần 30 ngày không có F0 trong cộng đồng.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng đặc biệt của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch, bí thư Thành ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể từ huyện xuống xã, thôn phải quán triệt phương châm "dân là gốc", huy động sức mạnh nhân dân tham gia phòng, chống dịch để người dân thực sự là chủ thể, là trung tâm của cuộc chiến đấu chống đại dịch.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) lên 3.298 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.547 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.751ca.

Theo Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) tới sáng 1/9 lên tới 3.298 ca, trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.547 ca, số ca nhiễm là đối tượng đã được cách ly có 1.751 ca.

Ông Đinh Tiến Dũng nói: "Lực lượng chủ lực phòng, chống dịch còn mỏng, cuộc chiến đấu chống dịch còn dài lâu; nếu không có sức dân không thể duy trì được thế trận. Muốn duy trì được khả năng kiểm soát dịch từ gốc, không gì tốt bằng nhân dân tự quản, tự giám sát lẫn nhau".

Sức dân - sức mạnh đẩy lùi dịch bệnh

Đây là chỉ đạo của ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Chỉ huy trưởng phòng chống Covid-19 của TP. Hà Nội tại buổi kiểm tra thực địa công tác phòng chống dịch ở quận Đống Đa, ngày 13/8.

Tại các chốt trực, ông Chu Ngọc Anh đã chia sẻ vất vả với các thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng và lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân, thanh niên tình nguyện…

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, người dân và chính quyền địa phương cần nêu cao quyết tâm khóa chặt vùng đỏ, bảo vệ tuyệt đối an toàn vùng xanh, từ đó nỗ lực phủ xanh địa bàn.

“Đây là quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, sức dân chính là sức mạnh đẩy lùi dịch bệnh”, ông Chu Ngọc Anh khẳng định.

Với phương châm mỗi người dân Thủ đô là một chiến sĩ, mỗi gia đình, tổ dân phố, thôn, xóm… là một pháo đài chống dịch, Thành phố Hà Nội đã huy động mạnh mẽ sự tham gia của nhân dân trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.

Đánh giá về thành quả của chống dịch của Hà Nội, trong đó có việc số lượng vùng xanh ngày càng được mở rộng, trong cuộc giao ban trực tuyến tại Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội ngày 31/8, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh nhận định: Các vùng xanh đã thực sự trở thành “pháo đài chống dịch”. Chính quyền cơ sở xã phường gần dân nhất đã hằng ngày sát cánh cùng người dân ở từng khu dân cư, tổ dân phố.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói: “Đó còn là tinh thần dân xã ta, dân phường ta, tổ ta bảo vệ phường ta xã ta, xóm ta... Đó là nguồn năng lượng lan tỏa mạnh mẽ nhất để truyền thêm động lực cho chúng tôi cũng như toàn thể cộng đồng để quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất, bảo vệ thành trì phòng chống dịch ở Thủ đô”.

Sáng 31/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chính thức phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện tốt phong trào thi đua, ông Chu Ngọc Anh đặt ra 8 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.

Trong đó, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, các xã, phường, thị trấn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; thi đua quyết liệt, thực chất, hiệu quả, kịp thời; quan tâm phát hiện, biểu dương, khen thưởng và kịp thời nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong công tác phòng, chống dịch.

'Không nên ép học sinh quá nhỏ tuổi học online'

'Không nên ép học sinh quá nhỏ tuổi học online'

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, cần những quyết định sao cho việc học không áp lực với trẻ, không nên ép học ...

Kết quả cuộc thi 'Hãy tin tưởng, khích lệ lẫn nhau và cùng nhau chiến thắng Covid-19'

Kết quả cuộc thi 'Hãy tin tưởng, khích lệ lẫn nhau và cùng nhau chiến thắng Covid-19'

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp với Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc, dưới sự chủ trì của ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động