Phòng chống dịch Covid-19: Sẽ siết chặt quản lý, giám sát y tế khép kín đối với người nhập cảnh

Chu Văn
TGVN. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhấn mạnh cần phải quản lý chặt việc nhập cảnh qua đường bộ, trong đó các trường hợp nhập cảnh hợp pháp vẫn phải tuân thủ cách ly tập trung và ngăn chặn triệt để nhập cảnh bất hợp pháp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ và được cách ly tại các trung tâm cách ly tập trung của quân đội, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ đồng ý sẽ không thu phí.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho biết như vậy tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 15/1 tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo cuộc họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Công tác phòng chống dịch được giữ vững

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến căng thẳng trên thế giới. Riêng 2 tuần đầu của tháng 1/2021, thế giới ghi nhận 9,7 triệu ca mắc mới (chiếm 10,5% tổng số mắc từ đầu vụ dịch) và 174.000 ca tử vong (chiếm 8,8%).

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh hồi giữa tháng 12/2020, đến nay đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ.

Biến thể tương tự được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 20 nước và vùng lãnh thổ.

Cả hai biến thể này được xác định có khả năng lây nhiễm cao. Riêng trong ngày 13/1, ba quốc gia Philippines, Sri Lanka và Hungary đều phát hiện các ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Anh.

Tại Đông Nam Á, toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên.

Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 869.600 trường hợp mắc (25.246 trường hợp tử vong). Tiếp theo là Philippines với tổng số 494.605 ca nhiễm (9.739 trường hợp tử vong), hiện đã ra thông báo cấm nhập cảnh lên tới 33 quốc gia.

Malaysia đã vượt qua Myanmar về số ca nhiễm Covid-19, trở thành vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 563 ca tử vong và 144.518 ca mắc...

Vừa qua, nhiều nước trên thế giới đón Giáng sinh và năm mới, tâm lý chủ quan khi có vaccine, xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã khiến số ca mắc, đặc biệt số ca tử vong những ngày qua tăng cao.

Tại Việt Nam, đây là thời điểm gần tới Tết Nguyên đán và sự kiện quan trọng của đất nước là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Vì vậy, từ rất nhiều tháng qua, Ban Chỉ đạo đã nhiều lần nhấn mạnh nhiệm vụ giữ an toàn chống dịch nói chung và đặc biệt trong thời kỳ cao điểm hiện nay.

Ban Chỉ đạo nhận định dù vẫn có lúc, có nơi lơi lỏng nhưng đã được xử lý ngay lập tức và được rút kinh nghiệm để siết chặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Ngày 15/1 là ngày thứ 45 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, tuy vậy, hằng ngày vẫn tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới nhập cảnh và được cách ly ngay lập tức.

Với các chuyến bay từ nước ngoài về, Ban Chỉ đạo nêu rõ từ trước đến nay chúng ta mới bàn để xây dựng lộ trình nối lại các chuyến bay thương mại, nhưng trong thực tế, chưa tổ chức các chuyến bay thương mại đón khách như bình thường.

Chúng ta mới chỉ có những chuyến bay giải cứu, đưa người Việt Nam và kết hợp chuyên gia nước ngoài vào. Tất cả các trường hợp này đều phải cách ly và hầu như không tạo ra những ổ dịch lớn trong cộng đồng.

Ban Chỉ đạo thống nhất cho rằng trước sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2, chủ trương chung là hạn chế tối đa chuyến bay từ nước ngoài về.

Với các chuyến bay giải cứu, công dân, chuyên gia vào Việt Nam phải được cách ly tập trung và đặc biệt là quản lý sau thời gian cách ly nghiêm ngặt, với tinh thần cảnh giác cao nhất khi chưa có những nghiên cứu và kết luận cụ thể về biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Người nhập cảnh từ các vùng đã xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ phải kéo dài thời gian cách ly tập trung. Những trường hợp trước đây có quy định có thể cách ly dưới 14 ngày thì hiện nay phải cách ly tối thiểu 14 ngày.

Các lực lượng y tế và quân đội sẽ xem xét cụ thể những trường hợp người ở nước ngoài về và có thể quyết định cách ly trên 14 ngày.

Thực tế vừa qua, đã có những trường hợp sau 14 ngày cách ly vẫn xác định ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế cùng với các bộ ngành rà soát lại tất cả các cơ chế thông tin điều hành, bảo đảm có các chỉ đạo, ứng phó tức thời với diễn biến dịch bệnh.

Kiên quyết không để lọt trường hợp nhiễm bệnh

Ban Chỉ đạo hoan nghênh Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông… đã hoàn thiện và cập nhật hệ thống quản lý thông tin về dịch Covid-19 và thông tin về những người nhập cảnh.

Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và hàng không để về nước. Tất cả trường hợp này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó phải nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu.

Từ đó, lực lượng phòng chống dịch bệnh trong nước sẽ chủ động chuẩn bị phương án đón-đưa người nhập cảnh đến khu cách ly tập trung và sau khi hoàn thành cách ly phải có bàn giao chi tiết giữa cơ quan y tế nơi tổ chức cách ly với địa phương đón người về.

“Hệ thống thông tin đã hoàn thiện và trở thành một vòng giám sát y tế khép kín. Tôi đề nghị phải tập huấn kỹ, không để lọt thêm bất kỳ một trường hợp nhiễm bệnh nào như từng xảy ra.

Đồng thời, dứt khoát không để xảy ra tình trạng người nhập cảnh về đến sân bay mới phát hiện chưa khai báo y tế, gây ùn tắc tại sân bay”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu.

Đối với vấn đề nhập cảnh qua đường bộ, Ban Chỉ đạo đề nghị các trường hợp nhập cảnh hợp pháp vẫn phải tuân thủ cách ly tập trung và ngăn chặn triệt để nhập cảnh bất hợp pháp.

Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ và được cách ly tập trung tại các cơ sở do quân đội quản lý thì không phải đóng phí.

Để ngăn chặn triệt để nhập cảnh bất hợp pháp bằng đường bộ, gần đây xuất hiện nguy cơ từ đường biển, đường thuỷ, Ban Chỉ đạo cho rằng ngoài việc tăng cường lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, công an… thì chính quyền cơ sở cần tích cực tuyên truyền, vận động để những gia đình có người thân ở nước ngoài nếu buộc phải về nước thì phải động viên những người này thực hiện khai báo y tế đầy đủ và chấp hành cách ly.

Trường hợp người dân phát hiện người lạ hay người có biểu hiện từ nước ngoài về cần báo ngay cho chính quyền địa phương.

Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền cho bà con ngư dân để khi phát hiện trường hợp chở người ở nước ngoài về hay có người đi nhờ thuyền về thì lập tức thực hiện biện pháp phòng, chống dịch và thông tin ngay cho lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương từ trên thuyền.

“Đây là trách nhiệm phòng chống dịch cho toàn cộng đồng. Nếu cá nhân nào lơ là thì vô hình trung sẽ tiếp tay cho việc nhập cảnh trái phép và có thể gieo rắc mầm bệnh trong cộng đồng. Tôi đề nghị chúng ta phải làm rất chặt”, Phó Thủ tướng nói.

Tiếp tục làm tốt các việc đã triển khai

Theo Ban Chỉ đạo, đến nay các bộ ngành, địa phương đã triển khai những biện pháp phòng chống dịch có tính chất dài hơi hơn trong cộng đồng như chiến dịch 5K của Bộ Y tế; từng bước ra hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cơ sở y tế, trường học, phương tiện giao thông, chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất… thực hiện phòng chống dịch, cập nhật thông tin lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn).

Mọi cơ sở kinh doanh, mọi thành phần trong xã hội phải được phổ biến, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Bởi thực tế, dù đã có vaccine nhưng sẽ phải nhiều tháng nữa người dân mới có thể tiếp cận rộng rãi vaccine. Do vậy, biện pháp phòng chống dịch tốt nhất lúc này là tiếp tục làm tốt các việc đã triển khai.

Cùng với việc phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh phải tăng cường biện pháp chống dịch ở bên ngoài trong thời gian diễn ra Đại hội và nhất là vào dịp giáp Tết Nguyên đán.

Ban Chỉ đạo đã có văn bản gửi tất cả các bộ ngành, các tỉnh và các ban chỉ đạo địa phương… đề nghị trong thời gian này, các cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường tất cả các biện pháp chống dịch mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế đã có hướng dẫn.

Các địa phương phải rà soát lại toàn bộ các phương án và kịch bản phòng chống dịch, phải phân công, cử những người ứng trực chống dịch trong thời gian diễn ra Đại hội.

Đặc biệt là cơ chế thông tin, báo cáo về tình hình phòng, chống dịch tại địa phương trong thời gian diễn ra đại hội. Chúng ta phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch không chỉ trong Đại hội mà còn trên toàn quốc.

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế cùng với các bộ ngành rà soát lại tất cả các cơ chế thông tin điều hành, bảo đảm có các chỉ đạo, ứng phó tức thời với diễn biến dịch bệnh.

Bác sĩ Pháp đánh giá cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Bác sĩ Pháp đánh giá cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam

TGVN. Bác sĩ Thomas Mourez, Phụ trách Y tế và Phát triển xã hội Đại sứ quán Pháp, đánh giá cao tính hiệu quả trong ...

Lý do Israel dẫn đầu về tiêm chủng vaccine Covid-19

Lý do Israel dẫn đầu về tiêm chủng vaccine Covid-19

TGVN. Nhờ vào hệ thống y tế chặt chẽ và kế hoạch ứng phó nhanh nhạy, Israel hiện đang dẫn đầu thế giới về tỷ ...

Điện của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19

Điện của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19

TGVN. Ngày 5/1, Thường trực Ban Bí thư đã có Điện gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; các tỉnh ủy, thành ...

(theo VGP)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động