Được tổ chức bởi Cộng đồng chuyên gia Việt Nam tại Nhật (VPJ) cùng tập đoàn FPT Japan Holdings (FJP), sự kiện có sự tham gia của ba diễn giả chính là chị Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc FPT Japan Holdings, chị Nguyễn Thị Thu Nghĩa, nguyên Trợ lý Nghiên cứu và đào tạo tại Viện nghiên cứu Ngân hàng phát triển châu Á (ADBI), chị Đoàn Phương Thảo, nhân viên tư vấn tại cơ quan hành chính thành phố Kawasaki.
Diễn giả Nguyễn Thị Thu Nghĩa chia sẻ câu chuyện theo đuổi con đường nghiên cứu với khát vọng cống hiến cho xã hội. |
Tin liên quan |
Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách |
Đây là dịp để cộng đồng phụ nữ Việt Nam tại Nhật Bản được giao lưu với các diễn giả xuất sắc - những người đã vượt qua các khó khăn và bứt phá thành công trong hành trình phát triển sự nghiệp, cũng như gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Bên cạnh đó, sự kiện còn tạo cơ hội mở rộng thêm các mối quan hệ, góp phần tạo dựng một cộng đồng người Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau trong môi trường làm việc tại Nhật Bản.
Phát biểu của các diễn giả chủ yếu tập trung vào việc chia sẻ những trải nghiệm thực tế của bản thân khi làm việc và phát triển sự nghiệp tại Nhật Bản như luôn hết mình với công việc, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách; hoặc câu chuyện về quyết định từ bỏ vị trí quản lý khách sạn đầy tiềm năng để theo đuổi con đường nghiên cứu viên với khát vọng cống hiến cho xã hội…
Họ cũng nhấn mạnh, phụ nữ Việt Nam cần có tư duy phá vỡ các định kiến về vai trò của phụ nữ trong công việc và xã hội, nhưng vẫn nỗ lực đảm bảo thiên chức người vợ, người mẹ như truyền thống hàng ngàn năm nay.
Diển giả Nguyễn Hoàng Linh cho biết, phụ nữ ở Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để thăng tiến trong sự nghiệp so với ở Nhật Bản, nhưng gần đây, ngày càng nhiều công ty lớn của Nhật Bản bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quản lý quan trọng như giám đốc điều hành. Điều này cho thấy xã hội Nhật Bản đã có sự chuyển biến dần và có thể nói là “thời đại của phụ nữ ở Nhật Bản” đang đến.
Do đó, chị em phụ nữ Việt Nam tại Nhật Bản đang có rất nhiều cơ hội để có thể thăng tiến tốt tại Nhật Bản. Đặc trưng cơ bản của phụ nữ Việt Nam khi khởi nghiệp tại Nhật Bản là tuổi rất trẻ, trong khi tính chất công việc lại thường xuyên tiếp xúc với đối tác, khách hàng lớn tuổi.
Vì thế, với kinh nghiệm của người đi trước, lời khuyên của chị Linh là các chị em mới bước vào khởi nghiệp phải luôn tự tin vào bản thân, từng bước xóa đi những nghi vấn của đối tác bằng cách thể hiện tốt nhất năng lực, nhiệt huyết và sức trẻ.
Trong phần thảo luận nhóm, những người tham gia đã có dịp chia sẻ kinh nghiệm bản thân bằng những câu chuyện đời thường, qua đó học hỏi lẫn nhau về tư duy phát triển sự nghiệp cũng như giữ gìn cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Chị Trịnh Lê Thu Trang cho biết, bản thân hiện đang làm công việc văn phòng ở một công ty của Nhật Bản và cảm giác là hầu như không có cơ hội để thăng tiến hơn, hay nói cách khác là hiện tại đang giậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, qua tham dự sự kiện này, chị Trang hy vọng sẽ có thêm sự tự tin, nhìn vào thành công của những người phụ nữ Việt Nam trên đất nước Nhật Bản để từ đó xây dựng cho mình một kế hoạch bứt phá, dám thử thách bản thân như phấn đấu lên một vị trí cao hơn hoặc phát triển sang một hướng khác.
Ban tổ chức, diễn giả và người tham gia chụp ảnh kỷ niệm khi kết thúc sự kiện. |
VPJ là một tổ chức phi lợi nhuận, quy tụ các chuyên gia trẻ Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, hoạt động từ năm 2016. Với sứ mệnh trở thành một cộng đồng kết nối và chia sẻ thông tin, VPJ đã tổ chức nhiều sự kiện giao lưu, kết nối doanh nghiệp với cộng đồng, cùng các buổi thảo luận, chia sẻ về nghề nghiệp, đào tạo phỏng vấn và tư vấn hướng nghiệp nhằm hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản phát triển chuyên môn và sự nghiệp. Đây là sự kiện thứ ba trong chuỗi các hoạt động cộng đồng của VPJ trong năm 2024 với kỳ vọng tạo ra một sân chơi bổ ích và thiết thực, giúp các chị em phụ nữ Việt Nam tại Nhật Bản có thêm lựa chọn và quyết tâm mạnh mẽ hơn để phát triển sự nghiệp và xây dựng hạnh phúc gia đình trong hành trình tạo dựng dấu ấn tại Đất nước Mặt trời mọc. |
| Doanh nhân kiều bào nối nhịp cầu Việt-Mỹ Khởi nghiệp thành công tại Mỹ, nhiều doanh nhân kiều bào vẫn khát khao đóng góp cho sự phát triển ở quê hương, được làm ... |
| Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ II): Cơ duyên của một cô giáo Lào Tại khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào, các sinh viên vẫn thường gọi cô Lanny Phetnion bằng cái tên Việt Nam là cô ... |
| TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có quyết định phê duyệt Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa ... |
| Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm gia đình ông bà Eamon McMullen nhận con nuôi Việt Nam Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Ireland, chiều ngày 3/10, tại thủ đô Dublin, ... |
| Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách Mỗi “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đều có một con đường, hành trình riêng để góp phần lan toả và gìn giữ ngôn ... |