Phụ nữ Việt Nam và Nam Phi chia sẻ kinh nghiệm trong lãnh đạo và hội nhập quốc tế

An Lê
Chiều 30/8, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Phụ nữ Việt Nam và Nam Phi trong lãnh đạo và hội nhập quốc tế” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tọa đàm diễn ra trong thời điểm có nhiều hoạt động quan trọng và ý nghĩa của hai nước như kỷ niệm Ngày Phụ nữ Nam Phi 9/8 và Ngày quốc tế Nelson Mandela 18/7, kỷ niệm Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công (19/8) và hướng đến kỷ niệm Quốc khánh 2/9…

Phụ nữ Việt Nam và Nam Phi chia sẻ kinh nghiệm trong lãnh đạo và hội nhập quốc tế
Đại biểu hai nước tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: An Lê)

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương khẳng định Việt Nam và Nam Phi có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Tuy cách xa nhau về mặt địa lý nhưng hai nước có sự đồng cảm, ủng hộ lẫn nhau từ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, quyền tự quyết trước đây cũng như trong sự nghiệp phát triển đất nước ngày nay.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh: “Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nam Phi, xác định Nam Phi là "đối tác hợp tác và phát triển" quan trọng của Việt Nam tại châu Phi và quyết tâm đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Nam Phi. Phụ nữ hai nước đều có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế”.

Toạ đàm là một hoạt động cụ thể nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa phụ nữ hai nước, cũng như quan hệ đa phương trong các cơ chế, tổ chức khu vực và quốc tế. Tọa đàm bàn về hai nội dung: Phụ nữ trong lãnh đạoPhụ nữ trong hội nhập quốc tế.

Ở nội dung đầu tiên, cả Nam Phi và Việt Nam quan tâm và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Theo thống kê của Liên minh Nghị viện quốc tế (IPU), đến tháng 7/2022 Nam Phi xếp thứ 10 trên thế giới về tỷ lệ nữ trong Nghị viện (46,5% ở Hạ viện và 37% ở Thượng viện), trong nội các có tới 12 nữ bộ trưởng, chiếm 46%.

Về phía Việt Nam, Quốc hội khoá XV là lần thứ 2 trong lịch sử Quốc hội có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm trên 30% và cao gần gấp rưỡi tỷ lệ chung của khu vực châu Á (hiện đang là 21,2%).

Phát biểu trực tuyến tại đây, bà Dibolelo Mahlatsi - Đại biểu Quốc hội Nam Phi, cho biết đã có sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội Nam Phi. Chính phủ Nam Phi ngày càng nhận ra trách nhiệm phải đề ra những chính sách và cơ hội công bằng hơn cho phụ nữ.

Bà Hoàng Thu Hà - Phó trưởng Ban Tổ chức, Hội LHPN Việt Nam, trình bày nội dung về sự tham gia và tầm ảnh hưởng của phụ nữ tham gia chính trị ở Việt Nam.

Phụ nữ Việt Nam và Nam Phi chia sẻ kinh nghiệm trong lãnh đạo và hội nhập quốc tế
Bà Hoàng Thu Hà - Phó trưởng Ban Tổ chức, Hội LHPN Việt Nam chia sẻ tại sự kiện. (Ảnh: An Lê)

Đưa ra những hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027, bà Hoàng Thu Hà cũng đề xuất hợp tác với Nam Phi như thường xuyên trao đổi đoàn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tổ chức các hội thảo, tọa đàm song phương, đa phương, khu vực về các mô hình /sáng kiến góp phần tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới và tiến bộ xã hội.

Nội dung thứ hai khẳng định hội nhập quốc tế hiện nay thực sự đã là xu thế lớn, chi phối và quyết định các mối quan hệ quốc tế và tương tác giữa các quốc gia.

Phụ nữ Nam Phi và phụ nữ Việt Nam đang tham gia tích cực trong tiến trình này và có nhiều đóng góp quan trọng nhưng cũng đang gặp không ít khó khăn, thách thức nhất là về năng lực thích ứng và môi trường để hội nhập còn hạn chế; có thể bị tác động tiêu cực nhiều hơn nam giới trong quá trình hội nhập.

Trao đổi nội dung này, bà Nguyễn Thị Hoài Linh - Trưởng Ban Quốc tế, Hội LHPN Việt Nam, đã nhấn mạnh sự tham gia tích cực của phụ nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực cuộc sống và nêu ra những phương hướng cụ thể của Hội trong hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế.

Về đề xuất hợp tác với Nam Phi, bà Nguyễn Thị Hoài Linh cũng mong hai bên sẽ trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tăng tỷ lệ phụ nữ làm việc và giữ các vị trí lãnh đạo quản lý trong các cơ chế, tổ chức khu vực và quốc tế; trao đổi tài liệu, kết quả khảo sát, nghiên cứu về các vấn đề phụ nữ nói chung và phụ nữ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế nói riêng…

Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam Vuyiswa Tulelo cũng chia sẻ: “Dường như chúng ta – phụ nữ trên thế giới này phải thiết lập lại hoàn toàn khả năng và phạm vi ảnh hưởng của mình để đạt được kết quả mong muốn bằn việc tăng cường đại diện và tiếng nói của chúng ta”.

Kết thúc tọa đàm, các đại biểu đều tin rằng những chia sẻ của các diễn giả giàu kinh nghiệm trong lãnh đạo và hội nhập quốc tế sẽ góp phần tăng cường kết nối, hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, cũng như củng cố quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam-Nam Phi.

Phụ nữ Việt Nam và Nam Phi chia sẻ kinh nghiệm trong lãnh đạo và hội nhập quốc tế
Quang cảnh buổi tọa đàm được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Ảnh: An Lê)

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương khẳng định: “Chúng tôi mong muốn thông qua phụ nữ Nam Phi để tăng cường giao lưu với phụ nữ các nước châu Phi, đồng thời cũng sẵn sàng kết nối phụ nữ Nam Phi với phụ nữ các nước ASEAN”.

Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam Vuyiswa Tulelo cũng cảm ơn Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp tổ chức hoạt động đầy ý nghĩa này, cùng các cơ quan bộ ngành tổ chức đã tham gia ủng hộ cho quan hệ phụ nữ hai nước.

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam-Hàn Quốc 2022: Chia sẻ trải nghiệm ứng phó với dịch Covid-19 và đáp ứng chính sách

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam-Hàn Quốc 2022: Chia sẻ trải nghiệm ứng phó với dịch Covid-19 và đáp ứng chính sách

Chiều 24/8, Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 9 đã được tổ chức với chủ đề "Covid-19 dưới góc độ giới: Trải ...

Việt Nam-Lào: Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong các hoạt động tư pháp

Việt Nam-Lào: Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong các hoạt động tư pháp

Chủ tịch nước khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam luôn sẵn sàng ...

Việt Nam-Hà Lan: Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn

Việt Nam-Hà Lan: Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn

Ngày 25/7, Đại sứ Phạm Việt Anh thăm và làm việc với Holland Circular Hotspot (HCH), một tổ chức chuyên kết nối, chia sẻ kiến ...

JICA chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản, hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn

JICA chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản, hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn

Ngày 6/7, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên ...

Việt Nam mong muốn Anh chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp

Việt Nam mong muốn Anh chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp

Quốc hội Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với Thượng viện Anh, để quan hệ hợp tác giữa các cơ quan lập pháp ...

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động