Phụ nữ Việt với tinh thần hội nhập quốc tế

LÊ AN
Trong quá trình hội nhập chung của đất nước, hoạt động hội nhập quốc tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam liên tục được tăng cường, đổi mới và phát huy mạnh mẽ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phụ nữ Việt với tinh thần hội nhập quốc tế
Hội thảo “Lãnh đạo nữ truyền cảm hứng” với các thành viên mạng lưới tại Nghệ An. (Nguồn: Hội LHPN Việt Nam)

Với vai trò tập hợp, dẫn dắt phong trào phụ nữ cả nước, Hội LHPN Việt Nam đã học hỏi, áp dụng một cách linh hoạt kiến thức, kinh nghiệm quốc tế cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.

Những ví dụ điển hình như tín dụng vi mô học từ Ngân hàng Grameen đã trở thành tổ chức đi đầu cả nước về tín dụng vi mô, nâng cao quyền năng kinh tế và vị thế của phụ nữ; mô hình “Ngôi nhà Bình yên” (với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc và các tổ chức từ Tây Ban Nha, Hà Lan...) đã trở thành mô hình tạm lánh và trợ giúp toàn diện cho các nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.

Bắt kịp xu hướng thế giới

Xác định công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã chủ động vận động nguồn lực quốc tế từ các nguồn đa dạng: tổ chức chính phủ, tổ chức Liên hợp quốc, liên chính phủ đến phi chính phủ, các nhà hảo tâm...

Giai đoạn 2017-2022, Trung ương Hội vận động được các khoản viện trợ trị giá hơn 9,5 triệu USD. Đồng thời, khi triển khai các chương trình, dự án quốc tế, năng lực, trình độ của cán bộ Hội và phụ nữ các cấp cũng được nâng lên rõ rệt, kể cả ngoại ngữ, tin học, quản lý...

Cần phải kể đến các chương trình đào tạo với sự hỗ trợ của quốc tế như trong chương trình hợp tác với Australia, có gần 60 cán bộ Hội và cán bộ nữ của các bộ ngành được đào tạo bồi dưỡng tại Australia và Việt Nam từ năm 2008 đến nay.

Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), đã có 7 cán bộ Hội tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ EWHA – KOICA tại Hàn Quốc. Ngoài ra cán bộ Hội còn được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước theo Đề án 165...

Hội cũng đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn, như Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam - Hàn Quốc 10 năm qua trở thành thương hiệu của Hội.

Các diễn đàn này thường quy tụ các lãnh đạo cấp cao, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực như SDG, chuyển đổi số, phụ nữ, hòa bình và an ninh, an ninh mạng... Qua đó, Hội trở thành điểm gặp gỡ của các đối tác trong và ngoài nước có cùng quan tâm đến vấn đề phụ nữ và phát triển.

Đặc biệt, hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Hội đón tiếp nhiều nguyên thủ, phu nhân lãnh đạo các nước, đón các sinh viên, tình nguyện viên nước ngoài, các mô hình hợp tác quốc tế đa dạng ở cộng đồng, như “Người mẹ thứ hai” đỡ đầu sinh viên Lào, Campuchia học tại Việt Nam.... Hội cũng vinh dự được Ban Đối ngoại Trung ương tặng Cờ thi đua “Tập thể dẫn đầu trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2023”.

Bà Trần Lan Phương – Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới trải qua nhiều biến động to lớn, các chương trình nghị sự quốc tế về phụ nữ và phát triển cũng có nhiều yếu tố mới, Hội đã bám sát chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong triển khai các hoạt động đối ngoại.

Bà khẳng định: “Hội đã chủ động nghiên cứu, nắm bắt các xu hướng mới trong các chương trình nghị sự quốc tế về phụ nữ và phát triển để vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với công tác phụ nữ, các phong trào phụ nữ cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, tạo tiền đề xây dựng nền tảng xã hội tích cực và thuận lợi cho quan hệ của Việt Nam với các nước”.

Phụ nữ Việt với tinh thần hội nhập quốc tế
Các thành viên Câu lạc bộ “Hội nhập quốc tế phụ nữ về môi trường” tỉnh Quảng Bình tham gia tập huấn, tháng 9/2022. (Nguồn: Hội LHPN Việt Nam)

Chú trọng hỗ trợ phụ nữ hội nhập

Đặc biệt từ năm 2021, nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập quốc tế và những yêu cầu đặt ra đối với phụ nữ trong tình hình mới, Ban Chấp hành Trung ương Hội đã ban hành Nghị quyết số 18 về hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế đến năm 2030.

Nghị quyết ra đời giúp định hướng các hoạt động đối ngoại và hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế trong hệ thống Hội, đồng thời tạo điều kiện để các cấp Hội đề xuất cơ chế, nguồn lực cho các hoạt động liên quan.

Hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức và năng lực hội nhập quốc tế của cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ để tham gia đóng góp vào tiến trình hội nhập chung của đất nước, Trung ương Hội cũng hướng dẫn, chỉ đạo Hội LHPN các tỉnh, thành tăng cường hơn nữa các hoạt động, mô hình hội nhập quốc tế.

Đây là những mô hình được xây dựng dựa trên các hoạt động hoặc câu lạc bộ truyền thống của Hội nhưng được bổ sung các nội dung mang yếu tố quốc tế hoặc nội dung đặc biệt cần thiết cho chị em phụ nữ trong quá trình hội nhập quốc tế.

Các chương trình, đề án hiện có của trung ương và địa phương cũng được yêu cầu bổ sung, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế, như hội nhập về môi trường, đảm bảo an ninh mạng, lãnh đạo nữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế...

Đáng chú ý, Trung ương Hội đã thí điểm xây dựng mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ hội nhập quốc tế trên môi trường mạng” tại ba xã, phường ở Hà Tĩnh; tổ chức nhiều lớp tập huấn về ứng dụng khoa học công nghệ cho tổ nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số, thương mại điện tử, tài chính toàn diện, du lịch và ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh... gắn với hội nhập quốc tế, cho Hội LHPN 63 tỉnh, thành; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về công tác đối ngoại nhân dân và hội nhập quốc tế tại ba miền trong khuôn khổ Dự án 8; tổ chức hoạt động thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong STEM (Diễn đàn STEM cùng UN Women, Ngày hội “Mẹ và con với STEM” ở Hưng Yên)...

Hiện nay, một số tỉnh, thành Hội đã xây dựng các mô hình hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực như mô hình “Tổ phụ nữ bảo vệ đường biên mốc giới”, Câu lạc bộ “Phụ nữ hội nhập quốc tế về môi trường”... Có thể nói, các mô hình với tính ứng dụng cao này đã giúp cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế cho lãnh đạo nữ địa phương cũng như phụ nữ cơ sở.

Nhiệm vụ cấp bách, chiến lược

Thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục triển khai hoạt động trên các lĩnh vực ngoại giao văn hóa, kinh tế, chính trị... Đặc biệt, việc triển khai Nghị quyết 18 về hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế được xác định là nhiệm vụ cấp bách, chiến lược.

Theo đó, các cấp Hội tiếp tục đầu tư cho công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng môi trường thuận lợi để phụ nữ chủ động hội nhập và thụ hưởng xứng đáng từ quá trình hội nhập của đất nước.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như vũ bão, công tác này càng được liên tục điều chỉnh, tiếp thu các yếu tố mới nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ phụ nữ chủ động, tận dụng cơ hội và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình hội nhập quốc tế.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát định hướng, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, trong đó chú trọng tới việc nghiên cứu, chủ động nắm bắt những vấn đề mới về phụ nữ và phát triển trong các chương trình nghị sự quốc tế, xu hướng vận động của các phong trào phụ nữ thế giới; đồng thời tranh thủ các cơ hội và yếu tố thuận lợi trong nước để tăng cường hợp tác quốc tế về bình đẳng giới, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế".

‘Lời hứa’ phụ nữ vì hoà bình

‘Lời hứa’ phụ nữ vì hoà bình

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề gìn giữ hoà bình Jean-Pierre Lacroix trong chuyến thăm Việt Nam từng đánh giá ...

Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3: Cần những chính sách để phụ nữ tận dụng các cơ hội trong thời đại số

Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3: Cần những chính sách để phụ nữ tận dụng các cơ hội trong thời đại số

Bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ cho rằng, thời hiện đại, ...

Hướng tới bình đẳng giới: Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Hướng tới bình đẳng giới: Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 là dịp để chúng ta nhìn lại những thành tựu đã đạt được và các rào cản còn tồn ...

'Trọng nam, khinh nữ': Định kiến lỗi thời!

'Trọng nam, khinh nữ': Định kiến lỗi thời!

Gốc rễ của vấn đề là do sự “trọng nam, khinh nữ” đã ăn sâu vào văn hóa của người Việt Nam, từ khi chuẩn ...

Thanh niên Việt Nam chủ động nắm bắt cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế

Thanh niên Việt Nam chủ động nắm bắt cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế

Ngày 28/12, tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao đã diễn ra Toạ đàm "Hội nhập quốc tế và cơ hội cho thanh niên Việt ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/4/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/4/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 6/4. Lịch âm hôm nay 6/4/2025? Âm lịch hôm nay 6/4. Lịch vạn niên 6/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/4/2025: Tuổi Hợi công việc áp lực

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/4/2025: Tuổi Hợi công việc áp lực

Xem tử vi 6/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 6/4/2025: Bạch Dương đừng quá ích kỷ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 6/4/2025: Bạch Dương đừng quá ích kỷ

Tử vi hôm nay 6/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thủ tướng: Giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi

Thủ tướng: Giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm ...
Việt Nam có cơ hội lớn tham gia thị trường thực phẩm Halal toàn cầu

Việt Nam có cơ hội lớn tham gia thị trường thực phẩm Halal toàn cầu

Với những tiềm năng và cơ hội rộng mở, thị trường Halal đang trở thành một hướng đi quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam trong chiến lược mở rộng ...
Đoàn cứu nạn Việt Nam tích cực hỗ trợ đời sống người dân Myanmar ảnh hưởng do động đất

Đoàn cứu nạn Việt Nam tích cực hỗ trợ đời sống người dân Myanmar ảnh hưởng do động đất

Ngày 5/4, đoàn cứu nạn của Bộ Công an Việt Nam tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ đời sống cho người dân Myanmar chịu ảnh hưởng do động ...
Syria hoan nghênh nghị quyết điều tra vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc

Syria hoan nghênh nghị quyết điều tra vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc

Syria hoan nghênh nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhằm điều tra các hành vi vi phạm ở nước này sau 13 năm nội chiến.
Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Sự tham gia tích cực của đoàn Việt Nam tại Khóa họp 58 của Hội đồng Nhân quyền thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam...
Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số

Các can thiệp đổi mới, sáng tạo có thể thu hẹp khoảng cách trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số.
'Đóng góp của nữ giới Việt Nam với giao lưu và phát triển Phật giáo châu Á'

'Đóng góp của nữ giới Việt Nam với giao lưu và phát triển Phật giáo châu Á'

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Viện nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi và Trung tâm nghiên cứu nữ giới Phật giáo phối hợp tổ chức.
Việt Nam-Anh đẩy mạnh hợp tác trong phòng chống mua, bán người

Việt Nam-Anh đẩy mạnh hợp tác trong phòng chống mua, bán người

Việt Nam-Anh ký kế hoạch hành động chung nhằm đối phó nạn mua bán người, ngăn chặn những tuyến đường nguy hiểm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.
Cử chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em từ Hoàng hậu Bỉ Mathilde

Cử chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em từ Hoàng hậu Bỉ Mathilde

Chiều 1/4, Hoàng hậu Mathilde đã thăm Bệnh viện Nhi Trung ương trong chương trình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ.
Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn nỗ lực và đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Phụ nữ Việt Nam: Từ 'nhà bếp' ra thế giới!

Phụ nữ Việt Nam: Từ 'nhà bếp' ra thế giới!

Phụ nữ Việt Nam ở thế kỷ XXI đã có nhiều thay đổi về chức năng, vị trí và vai trò đối với gia đình và xã hội.
Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Nhân Ngày quốc tế Phụ nữ, Điều phối viên LHQ Pauline Tamesis chia sẻ cách thức giúp phụ nữ Việt Nam tỏa sáng trong kỷ nguyên mới của chuyển đổi số.
Thời khắc quyết định cho phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thời khắc quyết định cho phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Nhân Ngày quốc tế Phụ nữ, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA kêu gọi bảo vệ thành tựu bình đẳng giới và thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ.
Bắc Ninh: Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Bắc Ninh: Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.
Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của ông Jonathan Turley, Phó Giám đốc Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi thăm Việt Nam
Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Đối với nhiều thanh thiếu niên Afghanistan, bóng đá không chỉ là một trò chơi mà còn là giấc mơ thay đổi vận mệnh...
Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng sốt rét, với mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 triệu trẻ em dưới hai tuổi.
ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

Hội nghị thượng đỉnh Trẻ em châu Phi (ACS) lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) phê duyệt việc thành lập quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học.
Namibia có nữ Tổng thống đầu tiên

Namibia có nữ Tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi giành được độc lập vào năm 1990.
Sự chậm trễ trong viện trợ gây nguy hiểm cho cuộc sống của trẻ em

Sự chậm trễ trong viện trợ gây nguy hiểm cho cuộc sống của trẻ em

Việc cắt giảm mạnh viện trợ toàn cầu đang gây ra cuộc khủng hoảng sinh tồn ở trẻ em.
Phiên bản di động