Chung tay cải thiện sinh kế nơi miền biên viễn:

Phụ nữ vùng cao Hà Giang cùng 'dệt ước mơ' xóa đói giảm nghèo

Hồng Châu
Từ ước mơ thoát nghèo, với tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, những mô hình khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ tại một số huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang không chỉ giúp người dân xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế xã hội nơi miền biên viễn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nằm ngay cạnh dinh thự nhà họ Vương (vua Mèo) – một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang, những gian hàng trưng bày đa dạng các sản phẩm thủ công rực rỡ màu sắc của Hợp tác xã Lanh Trắng (thôn Sà Phìn A, xã Sà Phì, huyện Đồng Văn) đặc biệt thu hút khách du lịch khi ghé thăm nơi đây. Không chỉ được mua sắm, du khách còn được tham quan, tìm hiểu từ khâu dệt, nhuộm vải cho tới may khâu, ra thành phẩm ngay tại Hợp tác xã.

“Dệt ấm no” nơi cao nguyên đá

Chính thức thành lập vào năm 2017 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3/2018, Hợp tác xã Lanh Trắng đã trở thành mô hình khởi nghiệp thành công, một địa chỉ đỏ “dệt ấm no” nơi cao nguyên đá Đồng Văn, giúp nhiều hộ gia đình dân tộc Mông xóa đói giảm nghèo, là chốn tìm về của nhiều mảnh đời phụ nữ khó khăn, khốn khổ.

Phụ nữ vùng cao Hà Giang cùng 'dệt ước mơ' xóa đói giảm nghèo
Chị Vàng Thị Cầu - người sáng lập Hợp tác xã Lanh Trắng Đồng Văn (Hà Giang). (Ảnh: Hồng Châu)

Người sáng lập, đồng thời là Tổ trưởng Tổ sản xuất của Hợp tác xã Lanh Trắng, chị Vàng Thị Cầu (sinh năm 1973, dân tộc Mông), Phó Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Đồng Văn cho biết, ý tưởng khởi nghiệp xuất phát từ mong muốn được chị ấp ủ và trăn trở bấy lâu nay, đó là giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông trắng. Khi đưa ra ý tưởng, Bí thư huyện ủy đã rất ủng hộ và khuyến khích chị dạy nghề cho các chị em trong thôn. Nghĩ là làm, Hợp tác xã Lanh Trắng đươc thành lập ngay sau đó với số lượng hơn 20 xã viên ban đầu.

Rất nhiều chị em xã viên đến với Hợp tác xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Người thì bị khuyết tật, nạn nhân của bạo lực gia đình, người thì bị mua bán qua biên giới tìm đường trở về, người thì đi lao động trái phép... Nhiều người tìm đến Hợp tác xã để học nghề rồi dần trở thành thành viên của Hợp tác xã.

Sau 6 năm đi vào hoạt động, Hợp tác xã Lanh Trắng đã có 125 xã viên, trong đó nhiều người góp cổ phần, còn lại chị em làm việc tại 7 tổ liên kết tại các xã, thị trấn trong toàn huyện. Thu nhập của các chị em xã viên trong Hợp tác xã nhờ thế cũng cải thiện đáng kể, dao động từ 5-7 triệu đồng/người/ tháng, tăng gấp nhiều lần so với việc canh tác nông nghiệp trước đây. Từ đó, chị em dần tự chủ cuộc sống, có tiếng nói nhiều hơn trong gia đình, cộng đồng, nạn bạo hành gia đình nhờ thế mà giảm đáng kể.

“Chính quyền phối hợp với Hợp tác xã vào từng thôn, xã để khảo sát. Những chị em ở các hộ nghèo có nhu cầu tham gia vào Hợp tác xã, chúng tôi sẽ hỗ trợ tối đa. Ví dụ với nhóm chuyên dệt vải, chúng tôi sẽ hỗ trợ những giống cây lanh để họ trồng, cam kết thu mua toàn bộ số vải lanh mà họ dệt. Sau đó, chúng tôi mang vải về Hợp tác xã, nhuộm màu và may thành phẩm rồi xuất hàng. Hiện tại, thị trường Lào vẫn là chủ lực, chiếm 70% do cộng đồng dân tộc Mông tại Lào cũng khá lớn”, chị Cầu chia sẻ.

Để tiếp thị và quảng bá sản phẩm, chị Cầu đã cho xây dựng website về Lanh trắng Đồng Văn, cập nhật hình ảnh về các mẫu sản phẩm mới nhất của Hợp tác xã, xây dựng trang Fanpage trên mạng xã hội Facebook, quảng cáo trên Zalo...; đại diện Hợp tác xã tích cực tham gia giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương tại các hội chợ thương mại, triển lãm… trong và ngoài tỉnh. Ban giám đốc thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề ở các xã, thậm chí sang cả các huyện lân cận như Xín Mần, Mèo Vạc để liên kết với các dân tộc khác, sáng tạo thêm các mẫu hoa văn phục vụ sản xuất.

Phụ nữ vùng cao Hà Giang cùng 'dệt ước mơ' xóa đói giảm nghèo
Nhiều phụ nữ dân tộc Mông được dạy nghề và thoát nghèo sau khi tham gia Hợp tác xã Lanh trắng Đồng Văn. (Ảnh: Hồng Châu)

Dám nghĩ, dám làm, mô hình khởi nghiệp Hợp tác xã Lanh trắng Đồng Văn do chị Vàng Thị Cầu sáng lập đã hai lần giành Giải thưởng Phụ nữ khởi nghiệp toàn quốc của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động. Một vài sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã đã đạt được chứng nhận OCOP như gối tựa vuông, túi xách to…

“Phụ nữ hay đàn ông đều có ước mơ, nhưng để thực hiện ước mơ, phụ nữ sẽ phải cố gắng hơn rất nhiều. Với phụ nữ đồng bào dân tộc Mông, rất nhiều người không nói được tiếng phổ thông, tỷ lệ mù chữ gần 90% nên ước mơ của họ rất khó thực hiện. Tôi muốn thay đổi, muốn vươn lên. Thành lập Hợp tác xã Lanh trắng Đồng Văn là cách tôi thực hiện ước mơ của mình”, chị Cầu tâm sự.

Không khỏi tự hào khi nhắc về mô hình khởi nghiệp đang giúp chị em phụ nữ người Mông “dệt ấm no” nơi miền biên viễn, ông Thào Mí Hờ - Phó Chủ tịch xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang khẳng định, Hợp tác xã đã mang lại “bộ mặt mới” cho cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Bao quanh là trùng trùng núi đá, điều kiện canh tác khó khăn, trước khi Hợp tác xã ra đời, người Mông nơi đây quanh năm đối mặt với đói nghèo. Xã Sà Phìn có hơn 3.000 hộ dân, 100% là người Mông trắng nhưng có đến 45% hộ thuộc diện nghèo đa chiều.

“Hợp tác xã Lanh Trắng Đồng Văn đã giúp cho nhiều gia đình xã Sà Phìn A thoát nghèo thành công, từ đó góp phần giảm đáng kể những hủ tục trước đây như tảo hôn, hôn nhân cận huyết…Tham gia vào mô hình, đời sống của người dân khấm khá lên rất nhiều. Từ lúc thành lập Hợp tác xã, chị em có việc làm, lại làm ngay gần nhà, có thu nhập, nhiều chị em làm tốt còn đóng vai trò là trụ cột kinh tế trong gia đình”, ông Hờ cho biết.

Là một trong những xã viên tham gia Hợp tác xã Lanh trắng Đồng Văn ngay từ những ngày đầu, chị Sùng Thị Si trước đây chỉ biết làm nương, rẫy, trồng ngô và chăn nuôi nhỏ lẻ. Chồng chị không có việc làm, nghe chúng bạn rủ rê qua biên giới lao động trái phép rồi lại trở về với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình luôn trong tình trạng túng quẫn, căng thẳng con cái không được đi học đầy đủ.

“Từ ngày tham gia vào Hợp tác xã, cuộc sống gia đình tôi đã được cải thiện đáng kể, có thêm đồng ra đồng vào để chăm lo cho con cái. Không chỉ gia đình tôi, nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn nhờ Hợp tác xã đã thoát được nghèo. Chúng tôi luôn noi gương chị Cầu – một tấm gương nghị lực, giỏi giang và năng động”, chị Si cho hay.

Xóa nghèo từ cây tam giác mạch

Gồm 18 xã, thị trấn với 199 thôn, tổ dân phố, huyện Mèo Vạc có 17 dân tộc cùng chung sống, số hộ nghèo đa chiều chiếm khoảng 60%. Do khó khăn về điều kiện tự nhiên bởi chủ yếu là núi đá, đất sản xuất ít, cây lương thực của người dân Mèo Vạc vẫn là cây ngô, chăn nuôi chưa phát triển, thường xuyên thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chị Hoàng Thị Hiên (36 tuổi, người dân tộc Tày) lấy chồng và về làm dâu tại một gia đình người Mông tại huyện rẻo cao Mèo Vạc (Hà Giang). Giống như nhiều hộ gia đình khác trong thôn, đời sống gia đình chị Hiên trước đây cũng gặp nhiều khó khăn khi chủ yếu chỉ loanh quanh với ruộng vườn, chăn nuôi gia súc.

Phụ nữ vùng cao Hà Giang cùng 'dệt ước mơ' xóa đói giảm nghèo
Không chỉ là một "đặc sản" về du lịch, những sản phẩm từ cây tam giác mạch cũng đang góp phần giúp người dân Mèo Vạc (Hà Giang) xóa đói giảm nghèo. (Nguồn: Ivivu)

Không cam chịu đói nghèo, qua những kinh nghiệm thực tế và học hỏi nhiều nơi, cô kỹ sư nông nghiệp Hoàng Thị Hiên bàn với chồng quyết định chuyển hướng. Được sự động viên và tạo điều kiện của chính quyền, chị Hiên cùng một số hộ đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh homestay theo mô hình du lịch cộng đồng tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi).

Ngoài nguồn thu nhập ổn định từ việc kinh doanh homestay, chị Hiên nhận thấy, ngoài nổi tiếng bởi những địa danh du lịch độc đáo như sông Nho Quế, hẻm Tu Sản, chợ tình Khâu Vai… huyện Mèo Vạc còn đặc biệt hấp dẫn du khách với những cánh đồng hoa tam giác mạch. Cây hoa tam giác mạch lại rất dễ trồng, chỉ cần vãi hạt là cây lên được, không phải tốn công chăm sóc và hầu như không bị sâu bệnh phá hoại nhưng lại cho thu nhập cao hơn nhiều so với cây ngô; trong khi đó lại được địa phương hỗ trợ về giống và phân bón.

Từ những kiến thức nông nghiệp được học trên ghế giảng đường, cộng thêm với những trải nghiệm, quan sát thực tế, chị Hiên đã quyết định thành lập Hợp tác xã Pả Vi, chuyên thu mua hạt tam giác mạch để sản xuất các sản phẩm từ hạt tam giác mạch. Sau một vài lần thử nghiệm thất bại, chăm chỉ rút kinh nghiệm, Hợp tác xã Pả Vi đã cho ra những sản phẩm có chất lượng và được người tiêu dùng chấp nhận, yêu thích như bánh tam giác mạch, kẹo tam giác mạch, bún khô từ tam giác mạch, trà tam giác mạch…

Phụ nữ vùng cao Hà Giang cùng 'dệt ước mơ' xóa đói giảm nghèo
Chị Hoàng Thị Hiên chia sẻ về các sản phẩm từ hạt cây tam giác mạch của Hợp tác xã Pả Vi. (Ảnh: Hồng Châu)

Hiện doanh thu từ Hợp tác xã mang lại cho gia đình chị Hiên nguồn thu nhập ổn định từ 30-40 triệu đồng/năm, chủ yếu được phân phối qua các cửa hàng, siêu thị nhỏ lẻ tại các thị xã, thị trấn trong và ngoài tỉnh, nhiều sản phẩm được đưa đi giới thiệu tại các Hội chợ về OCOP của tỉnh. Đáng chú ý, sản phẩm bột tam giác mạch của Hợp tác xã đã được một nhà hàng lớn trong TP. Hồ Chí Minh thường xuyên mua với số lượng lớn để làm mì tươi.

Thu nhập của các thành viên trong Hợp tác xã Pả Vi hiện dao động trung bình từ 3-4 triệu đồng/tháng, số tiền tuy không lớn nhưng đã giúp nhiều gia đình ở Mèo Vạc bớt khó khăn, thêm điều kiện để trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, việc Hợp tác xã thu mua hạt tam giác mạch với giá trung bình là 30.000 đồng/kg cũng góp phần khuyến khích bà con nơi đây tích cực trồng cây, vừa để phát triển du lịch, vừa thu hoạch hạt, có thêm thu nhập.

Bến Tre phát triển đa dạng sinh kế, nỗ lực thoát nghèo bền vững

Bến Tre phát triển đa dạng sinh kế, nỗ lực thoát nghèo bền vững

Bến Tre phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn dưới 3% và đến cuối năm 2030, tỷ lệ hộ ...

Cải thiện điều kiện lao động, an toàn và sinh kế cho ngư dân nghèo

Cải thiện điều kiện lao động, an toàn và sinh kế cho ngư dân nghèo

Trong năm 2022, Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” đã trao tặng 17.167 bộ áo phao cứu sinh đa năng cho ...

Phát triển du lịch cộng đồng, tạo nguồn sinh kế cho người dân

Phát triển du lịch cộng đồng, tạo nguồn sinh kế cho người dân

Du lịch cộng đồng hiện đang được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất ...

Quảng Nam: Di dân để phát triển sinh kế

Quảng Nam: Di dân để phát triển sinh kế

Trước sự bất thường của thiên tai ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, chủ trương di dân, sắp xếp lại dân cư đến nơi ...

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân Đắk Nông

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân Đắk Nông

Sau mùa lũ lụt năm 2023, cuộc sống của những người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai tại huyện Tuy Đức và ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động