TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc: Mỹ không có kế hoạch rút USFK | |
Được và mất của Nhật Bản trong đàm phán Mỹ - Triều |
Số lượng những con bài thương lượng trong trao đổi đàm phán "lấy phi hạt nhân hóa đổi hòa bình" giữa Mỹ và Triều Tiên không có ranh giới rõ ràng. Về cơ bản, giới ngoại giao lấy việc thực hiện sâu rộng các biện pháp phi hạt nhân hóa và lộ trình cho việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn là tiêu chuẩn để xác định quy mô kết quả của cuộc đàm phán.
Nói một cách cụ thể, mấu chốt nằm ở chỗ đàm phán chỉ dừng lại ở việc niêm phong, ngừng hoạt động của các cơ sở hạt nhân và cơ sở tên lửa Yongbyon hay là đi sâu vào quá trình kiểm chứng tiêu hủy. Các chuyên gia cho rằng việc có hay không một chuỗi giao dịch rõ ràng và thời gian biểu hoàn thành về phi hạt nhân hóa hoàn toàn là cơ sở để đánh giá kết quả của thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Triều.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất hôm 12/6 tại Singapore. (Nguồn: Reuters) |
Theo quan điểm của Hàn Quốc, nếu chỉ có thể niêm phong hoặc tiêu hủy các tên lửa liên lục địa của Triều Tiên và không đạt được tiến triển có ý nghĩa trong việc xử lý các nguyên liệu hạt nhân, vũ khí hạt nhân và các cơ sở hạt nhân, thì sẽ rất khó để đưa ra bình luận đích đáng.
Trong trường hợp đó, “các biện pháp tương ứng” được Mỹ áp dụng chắc chắn sẽ khó và có thể chỉ dừng lại ở việc bỏ một phần viện trợ nhân đạo và thành lập văn phòng liên lạc tại Triều Tiên. “Thỏa thuận lớn” lý tưởng nhất bao gồm việc xác minh tính xác thực của việc ngừng hoạt động của cơ sở hạt nhân Yongbyon, trình báo, tiêu hủy, thẩm tra các căn cứ tinh luyện uranium và plutonium ở các khu vực khác, tháo dỡ các đầu đạn hạt nhân và vận chuyển chúng ra khỏi Triều Tiên cũng như tiêu hủy các nguyên liệu hạt nhân.
Khi đó, phía Mỹ sẽ đáp lại bằng việc nới lỏng toàn bộ hoặc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và ký kết thỏa thuận hòa bình với Triều Tiên. Tuy nhiên, rất ít chuyên gia đưa ra dự đoán lạc quan như vậy về kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh “Trump - Kim” lần hai.
Trước đó, khi phát biểu tại Đại học Stanford, đặc phái viên Mỹ phụ trách về vấn đề Triều Tiên, ông Stephen Biegun đã úp mở rằng sẽ áp dụng chương trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên theo giai đoạn, bàn giao đồng bộ và nhiều tuyến song song. Một số ý kiến căn cứ vào lập luận này cho rằng Mỹ và Hàn Quốc đang tìm cách thúc đẩy quá độ từ “thỏa thuận trung bình” sang “thỏa thuận lớn”.
Theo cách nói của ông Stephen Biegun, phương án trung dung này yêu cầu phía Triều Tiên phải đóng cửa cơ sở hạt nhân Yongbyon, căn cứ phóng tên lửa Dongcangri và các bãi thử hạt nhân, đồng thời cho phép thẩm tra, cũng như cam kết trình báo đầy đủ về các cơ sở năng lượng hạt nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại như một biện pháp tương ứng, phía Mỹ sẵn sàng cùng phía Triều Tiên tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên; cung cấp các điều kiện rõ ràng cho việc nới lỏng và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên thông qua sự hỗ trợ của Hàn Quốc và Trung Quốc.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều góp phần hút khách du lịch đến Singapore Tổng cục du lịch nước này (STB) ngày 13/2 cho biết, lượng khách du lịch quốc tế đến “đảo quốc sư tử” năm 2018 đã ... |
Mỹ - Triều thảo luận hơn 10 vấn đề trước thềm hội nghị thượng đỉnh Theo hãng thông tấn Yonhap, Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun cho biết giới chức Mỹ và Triều Tiên đã thảo ... |
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai: Nhượng bộ nào để thành công? Để phá vỡ thế bế tắc trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, giới chuyên gia cho rằng cả Mỹ ... |