Quan chức hàng đầu cảnh báo Trung Quốc sắp 'hất cẳng' Mỹ trong cuộc đua khoa học công nghệ toàn cầu

Tú Oanh
Một quan chức khoa học cấp cao của Mỹ nhận định, Washington dường như đang "hụt hơi" trong cuộc đua giành vị trí dẫn dắt ngành khoa học công nghệ thế giới so với Bắc Kinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan chức hàng đầu cảnh báo Trung Quốc sắp 'hất cẳng' Mỹ trong cuộc đua khoa học công nghệ toàn cầu
Trung Quốc đang bắt kịp vô cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng các bài báo được xuất bản, đồng thời tăng gấp đôi số lượng bằng sáng chế mà Mỹ nộp trong năm 2021. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Trong một Hội nghị khoa học được tổ chức vào tháng 6 tại Washington, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia (NAS) Marcia McNutt cho biết, Mỹ vẫn là nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), nhưng Trung Quốc đang vươn lên và sẽ nhanh chóng chiếm giữ vị trí này trong thời gian tới.

Theo bà McNutt - nhà địa vật lý và là nữ chủ tịch đầu tiên của NAS, năm 2021, Mỹ đã chi 806 tỷ USD cho lĩnh vực R&D, trong khi Trung Quốc chi 668 tỷ USD, nhưng tỷ lệ đầu tư của Bắc Kinh lại cao gấp đôi so với Washington.

Cũng theo nhà khoa học này, kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc, Mỹ “không chỉ dẫn đầu mà còn thống trị thế giới” trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật khi có tới 60% số giải thưởng Nobel thuộc về nước Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc đang bắt kịp vô cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng các bài báo được xuất bản, đồng thời tăng gấp đôi số lượng bằng sáng chế mà Mỹ nộp trong năm 2021.

Tin liên quan
Liên tiếp Liên tiếp 'vượt mặt' Mỹ, Trung Quốc củng cố tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu về khoa học và công nghệ

“Đây là một xu hướng đáng lo ngại với Mỹ”, bà nói.

Với nhiều phương pháp xếp hạng khác nhau, kể cả những phương pháp được các tổ chức phân tích tại Mỹ, Anh hay Nhật Bản áp dụng, đều cho thấy Trung Quốc đang vượt qua Mỹ về số lượng bài báo được trích dẫn - thước đo chính xác nhất về tác động và tầm ảnh hưởng của một nghiên cứu.

Để ngăn chặn xu hướng này, theo bà McNutt, Mỹ cần thích ứng với môi trường nghiên cứu mới nổi và dám thử “những điều mới”.

Bà McNutt còn cảnh báo, Mỹ đang trở nên “đặc biệt phụ thuộc” vào sinh viên quốc tế trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM), trong đó có cả sinh viên từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Hiện tại, số lượng sinh viên nước ngoài đang đông hơn sinh viên trong nước trong các chương trình sau đại học tại các đại học Mỹ, 65% sinh viên quốc tế lựa chọn ở lại Mỹ trong ít nhất 10 năm, giúp duy trì lực lượng lao động trong ngành STEM của xứ cờ hoa.

"Theo đúng nghĩa đen, nước Mỹ không thể có đủ nguồn nhân lực cho ngành STEM nếu không có những sinh viên nước ngoài này đến và ở lại Mỹ", người đứng đầu NAS cho hay.

Dù vậy, trong khi nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực R&D của Trung Quốc tăng lên, các trường đại học Mỹ lại chứng kiến ​​số lượng sinh viên Trung Quốc sụt giảm trong những năm gần đây. “Sinh viên quốc tế có rất nhiều sự lựa chọn và Mỹ không còn là điểm đến được yêu thích nữa”, quan chức này cảnh báo, đồng thời khuyến nghị cần duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực khoa học bằng cách tăng cường giáo dục STEM và xây dựng nguồn nhân lực trong nước cho tương lai.

Bà McNutt cho rằng, Hoa Kỳ nên nỗ lực thu hút “những tài năng giỏi nhất và sáng giá nhất” từ khắp nơi trên thế giới bằng cách giảm bớt quan liêu trong việc cấp thị thực sinh viên.

Fan-Gang Zeng, một nhà khoa học đến từ Đại học California, bình luận, những nhận định của quan chức khoa học hàng đầu của Mỹ có nhiều ý tưởng hay, nhưng việc thực hiện một số khuyến nghị sẽ gặp thách thức do các mục tiêu hoặc lợi ích cạnh tranh khác nhau.

Trung Quốc: Thủ khoa đại học sau 26 năm trở thành ăn xin

Trung Quốc: Thủ khoa đại học sau 26 năm trở thành ăn xin

Thường Học Phúc là thủ khoa đại học Trung Quốc năm 1997, nhưg sau 26 năm, anh xuất hiện trong bộ dạng thảm thương, tóc ...

Giải thưởng quốc tế L’Oreal nhận đề cử của các nhà khoa học nữ

Giải thưởng quốc tế L’Oreal nhận đề cử của các nhà khoa học nữ

Quỹ L’Oreal Fondation và UNESCO vừa công bố việc nhận đơn đề cử các nhà khoa học nữ xuất sắc trên toàn thế giới trong ...

Học giả Trung Quốc thận trọng trước chuyến thăm của Bộ trưởng Mỹ

Học giả Trung Quốc thận trọng trước chuyến thăm của Bộ trưởng Mỹ

Ngay trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tới Bắc Kinh, học giả Trung Quốc vẫn tỏ ra thận trọng ...

Nobel Kinh tế 2023 gọi tên nữ khoa học gia người Mỹ 77 tuổi

Nobel Kinh tế 2023 gọi tên nữ khoa học gia người Mỹ 77 tuổi

Claudia Goldin, nữ giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, đã giành giải Nobel Kinh tế 2023 nhờ công trình nghiên cứu về vai ...

Trung Quốc: Áp lực tìm việc, người trẻ chi tiền cho khoá học huấn luyện cuộc sống

Trung Quốc: Áp lực tìm việc, người trẻ chi tiền cho khoá học huấn luyện cuộc sống

Tại Trung Quốc, trước áp lực tìm việc, sinh viên mới tốt nghiệp có hướng tìm đến các khoá học huấn luyện cuộc sống (life-coaching).

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (17/7): Các khu vực mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (17/7): Các khu vực mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (17/7) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế?

Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế?

Đầu năm 2024, cựu Tổng thống Trump được cho là xem xét mức thuế cố định 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nếu ông trở lại Nhà ...
Bế tắc trong lựa chọn Thủ tướng Pháp: Ứng cử viên 'công thần' của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vẫn không làm hài lòng tất cả

Bế tắc trong lựa chọn Thủ tướng Pháp: Ứng cử viên 'công thần' của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vẫn không làm hài lòng tất cả

Những hy vọng về việc khối cánh tả của Pháp nhất trí chọn được một ứng cử viên cho vị trí thủ tướng vẫn mờ mịt.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt giải ngân 669,3 nghìn tỷ đồng đầu tư công năm 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt giải ngân 669,3 nghìn tỷ đồng đầu tư công năm 2024

Sáng 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024.
Khánh Hoà: Không tổ chức tour du lịch trên đảo Bình Ba, Hòn Chút - đảo Bình Hưng

Khánh Hoà: Không tổ chức tour du lịch trên đảo Bình Ba, Hòn Chút - đảo Bình Hưng

Nhằm đảm bảo an ninh, an toàn căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hoà), khu vực đảo Bình Ba, hòn Chút-Bình Hưng không phát triển các loại hình du ...
Sáng mai (17/7), Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh tra cứu điểm ở đâu?

Sáng mai (17/7), Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh tra cứu điểm ở đâu?

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT dự kiến vào 8h ngày 17/7. Thí sinh tra cứu điểm thi ở đâu?
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Thế giới hoang mang giữa các luồng xung đột

Thế giới hoang mang giữa các luồng xung đột

Thế giới sáu tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều dự báo trước đó đã không sai.
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.
Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Có lẽ, lần đầu tiên cựu Tổng thống Donald Trump nhận được sự cảm thông, chia sẻ của cả Đảng Cộng hòa, Dân chủ và từ cả Tổng thống Joe Biden.
Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ hàng đầu Donald Trump hôm 13/7 đã chuyển trọng tâm của cuộc tranh cử sang một tình thế hoàn toàn mới.
Chuyên gia Viện Lowy: Các nước ASEAN không phải nhìn đâu xa, hãy học Việt Nam cách chuyển đổi năng lượng

Chuyên gia Viện Lowy: Các nước ASEAN không phải nhìn đâu xa, hãy học Việt Nam cách chuyển đổi năng lượng

Năm 2023, Việt Nam chiếm gần 2/3 tổng sản lượng điện mặt trời và điện gió ở ASEAN. Việt Nam đi đầu ASEAN trong chuyển đổi năng lượng.
Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Tổng thống đắc cử Iran ấp ủ những chính sách mới táo bạo hơn cố Tổng thống tiền nhiệm, tuy vậy, trước mắt ông là rất nhiều 'vòng kim cô'.
Sáu 'chông gai' trước mắt mà tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cần vượt qua

Sáu 'chông gai' trước mắt mà tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cần vượt qua

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer hứa hẹn sẽ 'xây dựng lại' đất nước và dưới đây là 6 vấn đề nổi cộm mà ông phải đối mặt khi đảm nhận trọng trách mới
Phiên bản di động