TIN LIÊN QUAN | |
Thuế quan 'tấn công' doanh nghiệp Mỹ, tập đoàn công nghệ Trung Quốc lo âu | |
3 kịch bản cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung |
Các quan chức Trung Quốc cho rằng, kinh tế nước này đủ mạnh để chống lại các tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ. (Nguồn: Reuters) |
Cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bị phá vỡ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những tuyên bố được cho là “có ý chống lại Trung Quốc” hồi đầu tháng này. Tuần trước, Bắc Kinh cũng đưa ra quan điểm, các cuộc đàm phán tiếp theo không thể tiến hành trừ khi Washington điều chỉnh các hành động sai trái của họ. Nhưng Tổng thống Trump vẫn cho rằng, một thỏa thuận thương mại có thể đạt được nhanh chóng.
Mỹ tiếp tục … “câu giờ”?
Tại cuộc họp báo vào hôm thứ Hai (27/5) trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản, ông Trump cho biết, Mỹ “chưa sẵn sàng để ký một thỏa thuận với Trung Quốc”. Tuy nhiên, hai nước sẽ có một thỏa thuận thương mại lớn vào một khoảng thời gian trong tương lai.
Người đứng đầu văn phòng đầu tư châu Á - Thái Bình Dương tại Công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới - UBS Global Wealth Management Tan Min Lan khẳng định, một điều khá rõ ràng là căng thẳng thương mại đã leo thang trở lại và tại thời điểm này, chưa thấy dấu hiệu nào từ cả hai phía để đi đến một thỏa thuận chung
Trước đó, các quan chức từ Washington và Bắc Kinh đã phát tín hiệu, các cuộc đàm phán thương mại sẽ diễn ra tốt đẹp trong vài tháng qua trước khi mọi thứ trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây. Ông Trump bất ngờ cáo buộc Trung Quốc từ bỏ thỏa thuận và tuyên bố rằng thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc sẽ tăng lên 25% từ 10% vào ngày 10/5. Trong khi đó, Bắc Kinh đã trả đũa và tăng thuế đối với các sản phẩm trị giá 60 tỷ USD của Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đưa "gã khổng lồ" viễn thông Trung Quốc - Huawei vào "danh sách đen", không cho họ mua các linh kiện từ các công ty Mỹ mà không có sự cho phép của chính phủ Mỹ.
Song, tại thời điểm này, người đứng đầu văn phòng đầu tư châu Á - Thái Bình Dương tại UBS Global Wealth Management Tan Min Lan dự đoán, vẫn còn một số động lực để cả hai bên đạt được thỏa thuận cuối cùng. Ông Trump sẽ phải đối mặt với cuộc bầu cử lại vào năm 2020. Vì vậy, Tổng thống Mỹ sẽ muốn tăng cường cơ hội của mình bằng cách đi đến thỏa thuận chung để kết thúc chiến tranh thương mại. Trong khi, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn loại bỏ những bất ổn kinh tế từ chiến tranh thương mại. Do đó, có thể hai nước vẫn sẽ nhận được một thỏa thuận ngay trước năm 2020.
Có vẻ như, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng khó nắm bắt. (Nguồn: Reuters) |
Trung Quốc sẽ tự lập hơn
Theo tuyên bố của các quan chức Trung Quốc, kinh tế nước này đủ mạnh để chống lại các tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ mặc cho thực tế, nền kinh tế này đang có dấu hiệu suy yếu trong vài tháng qua.
Các quan chức Trung Quốc cho biết, tác động đối nền kinh tế nước này về vấn đề tăng thuế từ Mỹ là có thể kiểm soát được. Trong khi đó, cựu phó bộ trưởng thương mại nước này tự tin rằng, các công ty Trung Quốc có thể “đối phó” với căng thẳng thương mại leo thang đột ngột.
Kể từ khi cuộc đàm phán sụp đổ vào đầu tháng 5, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực trấn an quốc gia và chuẩn bị cho căng thẳng mới với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuy nhiên, sự mong manh của nền kinh tế Trung Quốc trong vài tháng qua có thể làm phức tạp những nỗ lực đó. Xuất khẩu giảm và sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ yếu hơn dự kiến vào tháng Tư, trước khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ tăng thuế trở lại.
Theo Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Wang Zhijun, tác động của việc Mỹ áp thuế 25% đối với hàng xuất khẩu 200 tỷ USD của Trung Quốc sẽ có thể quản lý được. “Bởi hàng hóa bị ảnh hưởng chỉ chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và nhiều công ty bị ông Trump "tấn công" thuế quan là của Mỹ, bán những sản phẩm của Mỹ”, ông Wang Zhijun nói.
Bên cạnh đó, các quan chức Trung Quốc cũng cho rằng, Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ thương mại với Trung Quốc. Các nhà nhập khẩu và các công ty đa quốc gia của Mỹ thu được nhiều lợi nhuận nhất từ khoảng cách thương mại và người tiêu dùng được hưởng các sản phẩm rẻ hơn.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cam kết sẽ tiếp tục mở cửa thị trường Trung Quốc bất chấp căng thẳng thương mại, bao gồm giảm các lĩnh vực mà các công ty nước ngoài không thể đầu tư vào lĩnh vực công nghệ và tài chính.
Cựu phó bộ trưởng thương mại và giám đốc của Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc Gao Yan cho biết, các doanh nghiệp nội địa ở các tỉnh ven biển Trung Quốc đang bình tĩnh "đối phó" với những căng thẳng thương mại mới. Ngoài ra, họ có thể chuyển hướng sản xuất sản phẩm của mình sang các sản phẩm khác.
“Các cuộc xung đột thương mại với Mỹ đã khiến chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn rằng đất nước của chúng tôi phải làm việc bền bỉ để giải quyết vấn đề về kinh tế, công nghệ, xuất - nhập khẩu. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng thêm sức mạnh cho sự đổi mới và tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ trung ương cho những nghiên cứu cơ bản”, ông Wang Zhijun nói.
Ông Trump đang “châm ngòi” cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” về công nghệ? TGVN. Các nhà phân tích cho rằng, lệnh cấm đối với “gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc” Huawei của Chính quyền Tổng thống Donald Trump ... |
Chiến tranh thương mại leo thang, nông dân Mỹ mất dần hy vọng TGVN. Nông dân Mỹ đã mất hết hy vọng vào một giải pháp thỏa đáng cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đang thúc ... |
4 kịch bản có thể xảy ra trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần này Thị trường thế giới đang hướng về cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong hai ngày 9-10/5 tại Washington. ... |