Quan điểm giải quyết vấn đề phân định biển của Việt Nam (Phần I)

Thượng tá, TS. Nguyễn Thanh Minh
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Trong số các nước xung quanh Biển Đông, Việt Nam là quốc gia có vùng biển tiếp giáp với hầu hết các nước xung quanh và cũng là quốc gia có nhiều vùng biển chồng lấn cần đàm phán để giải quyết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan điểm giải quyết vấn đề phân định biển của Việt Nam (Phần I)
Các chiến sỹ thực hiện nghi lễ thượng cờ trên đảo Trường Sa lớn. (Nguồn: TTXVN)

Ngoài việc phải đàm phán giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam còn phải giải quyết phân định ranh giới biển và vùng chồng lấn trên biển với nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia.

Tin liên quan
Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử

Tiếp tục thành quả đạt được, Việt Nam quán triệt chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo thông qua thương lượng hòa bình, tránh đối đầu vũ trang, bảo đảm quá trình hợp tác phát triển, ổn định và hòa bình ở khu vực.

Việt Nam tiếp tục mở các cuộc đàm phán song phương, đa phương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển, nhằm sớm ký các hiệp định phân định ranh giới biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan, đồng thời xây dựng các bản thỏa thuận thực hiện cam kết chung trên các vùng biển chồng lấn.

Phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Giữa Việt Nam và Trung Quốc tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Ngoài vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, còn liên quan đến khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.

Trải qua nhiều vòng đàm phán, năm 2000 Việt Nam và Trung Quốc đã ký hai hiệp định quan trọng đó là Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong khu vực vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000. Việc ký kết thành công các hiệp định liên quan đến vịnh Bắc Bộ có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam và Trung Quốc.

Vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn trong vịnh Bắc Bộ được giải quyết một cách triệt để, tình hình vịnh Bắc Bộ sau khi 2 hiệp định được ký kết đã ổn định hơn trước.

Giải quyết vùng chồng lấn trên biển giữa Việt Nam và Malaysia

Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại vùng chồng lấn rộng 2.800 km2, do vậy cả hai nước đều có nhu cầu đàm phán phân định ranh giới rõ ràng. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hai nước đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm, tiếp xúc nhằm giải quyết tình trạng chồng lấn. Tháng 5/1992, Việt Nam và Malaysia đã ký kết Thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung ở vùng chồng lấn.

Tuy nhiên do vùng biển của hai quốc gia còn liên quan đến một số nước khác, nên vấn đề ký kết một hiệp định có tính chất phân định ranh giới trên biển còn hết sức phức tạp.

Từ năm 1986 đến 2021, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Việt Nam vẫn duy trì đàm phán, thực hiện các cuộc đàm phán song phương, đa phương và phối hợp cùng với Thái Lan, Campuchia để giải quyết các khu vực chồng lấn này.

Giải quyết vùng chồng lấn và tranh chấp trên biển với Thái Lan

Giữa Việt Nam và Thái Lan có một vùng chồng lấn trên biển rộng khoảng 6.000 km2, được hình thành từ ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam do Chính quyền Việt Nam Cộng hòa công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa của Thái Lan công bố năm 1973.

Ngày 09/8/1997, tại Bangkok, Việt Nam và Thái Lan đã ký kết Hiệp định phân định biên giới trên biển giữa hai nước. Theo hiệp định này, 32,5% diện tích vùng chồng lấn thuộc Việt Nam, đường ranh giới phân chia vùng chồng lấn đồng thời cũng được xem là ranh giới thềm lục địa và ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan.

Trong thời gian qua, hai nước vẫn chủ động tiến hành đàm phán song phương, đa phương, phối hợp với cùng các nước có liên quan, đặc biệt là Campuchia và Malaysia giải quyết các vấn đề tồn tại, hướng tới một giải pháp triệt để đảm bảo hòa bình, ổn định cho khu vực vịnh Thái Lan và khu vực ngoài khơi vịnh Thái Lan.

Giải quyết chồng lấn và tranh chấp trên biển với Indonesia

Trên vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Indonesia, theo quy định của luật biển quốc tế hình thành một vùng chồng lấn rộng khoảng 42.000 km2. Từ năm 1979 đến năm 1991, Việt Nam và Indonesia đã tiến hành nhiều vòng đàm phán cấp chuyên viên và cấp chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến vùng biển chồng lấn. Thông qua các vòng đàm phán, đã thu hẹp vùng chồng lấn xuống còn 4.500 km2.

Từ năm 2001 đến 2022, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, Việt Nam và Indonesia vẫn duy trì các cuộc đàm phán cấp chuyên viên và cấp chính phủ với hy vọng đạt được thỏa thuận chung để hướng tới một giải phá hữu hiệu để giải quyết dứt điểm tranh chấp thông qua một hiệp định được ký kết chính thức giữa chính phủ hai nước với nhau.

Bằng sự nỗ lực, cố gắng của cả hai nước, vào ngày 23/6/2003, Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia đã được hai nước ký kết. Như vậy, sau 25 năm kể từ năm 1978, khi Việt Nam và Indonesia mở cuộc đàm phán đầu tiên để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền trên biển liên quan đến lợi ích trực tiếp của hai nước, một hiệp định chính thức về phân chia ranh giới trên biển đã được ký kết. Đây cũng được xem là thắng lợi lớn đối với hai nước.

Riêng đối với Việt Nam, ngoài ý nghĩa đã ký được với Indonesia, bản hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa trên biển giữa hai nước còn có một ý nghĩa khác, đó là Việt Nam có thêm cơ sở, tạo hậu thuẫn thuận lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Năm 2022, trong chuyến thăm Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Joko Widodo thông báo Việt Nam và Indonesia đã hoàn tất đàm phán phân định Vùng đặc quyền kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Vượt sóng vào An Bang

Vượt sóng vào An Bang

Câu hát Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử/ Đẹp dịu dàng Tiên nữ An Bang vang lên đâu đó khiến tôi nhớ về chuyến ...

Biển đảo gắn bó với người dân Việt Nam từ trong tâm thức

Biển đảo gắn bó với người dân Việt Nam từ trong tâm thức

Quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã hình thành trong ý thức của người Việt Nam về chủ ...

Dân binh biển Trung Quốc - Lực lượng 'vùng xám' ở Biển Đông (phần I)

Dân binh biển Trung Quốc - Lực lượng 'vùng xám' ở Biển Đông (phần I)

Thời gian qua, tâm điểm chú ý ở Biển Đông là căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây. Tàu Trung Quốc ...

Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử

Biển Đông: Vùng biển tốn nhiều giấy mực nghiên cứu trong lịch sử

Hiện nay, khu vực Biển Đông là một trong những vùng biển đang diễn ra các tranh chấp chủ quyền về đảo, quần đảo, tranh ...

Hiệp định BBNJ - bước tiến mới của luật pháp quốc tế và triển vọng trong tương lai (Phần I)

Hiệp định BBNJ - bước tiến mới của luật pháp quốc tế và triển vọng trong tương lai (Phần I)

Hiệp định BBNJ hướng tới mục tiêu đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển cho hiện tại và ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

'Con mắt của trái đất' bí ẩn tại Croatia

'Con mắt của trái đất' bí ẩn tại Croatia

Cetina là con sông nhiều nước nhất ở vùng Dalmatia và chảy dưới chân Dirana, khối núi cao nhất tại Croatia.
MU ra mắt mẫu áo mới trên sân khách tương đồng áo truyền thống Chelsea

MU ra mắt mẫu áo mới trên sân khách tương đồng áo truyền thống Chelsea

Mẫu áo đấu sân khách mới ra mắt của MU có nhiều nét tương đồng với mẫu áo sân nhà truyền thống của Chelsea.
Jarrad Branthwaite 'ra điều kiện' với Everton

Jarrad Branthwaite 'ra điều kiện' với Everton

Jarrad Branthwaite không có ý định ký hợp đồng mới với Everton, trừ khi họ đáp ứng mức lương cao 160.000 bảng/tuần.
Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Bước đi bất ngờ này của EU có thể dẫn đến những hình phạt chưa từng có, trừ khi 7 quốc gia thành viên này thực hiện các biện pháp ...
Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng nó lại đang giúp ngành vận tải biển thay đổi số phận, chỉ có thương mại toàn ...
Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Romania và gia đình cùng đại diện cộng đồng người Việt ...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động