Quan hệ EU-Trung Quốc : ‘Giảm rủi ro’, không ‘giảm hợp tác’

Phan Quân
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Trung Quốc diễn ra ngày 7-8/12 tại Bắc Kinh là cơ hội để hai bên định hình lại quan hệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc theo hình thức trực tuyến ở trụ sở Hội đồng châu Âu (EC), Brussels, Bỉ ngày 1/4/2022. (Nguồn: Reuters)
Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc theo hình thức trực tuyến ở trụ sở Hội đồng châu Âu (EC), Brussels, Bỉ ngày 1/4/2022. (Nguồn: Reuters)

Đây là Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc trực tiếp đầu tiên trong vòng bốn năm qua. Lần gần nhất hai bên tổ chức một hội nghị như vậy là theo hình thức trực tuyến hồi tháng 4/2022, hai tháng sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Do đó, không khó hiểu khi vấn đề này, cùng với đại dịch Covid-19, đã “chiếm sóng” cuộc gặp trên. Lần này, liệu mọi chuyện sẽ khác?

Nhiều kỳ vọng…

Với phía Trung Quốc, câu trả lời là “Có”. Ngày 5/12, tờ Trung Quốc Nhật báo nhận định sự kiện này diễn ra đúng dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - EU và 25 năm thành lập cơ chế hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU. Tờ này dẫn lời Ngoại trưởng nước chủ nhà Vương Nghị coi đây là cơ hội để lãnh đạo song phương “vạch ra lộ trình, phác thảo bản thiết kế” cho quan hệ và “thúc đẩy lòng tin”, tạo động lực mới cho hợp tác.

Bài báo nhấn mạnh hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, tiếp tục đóng vai trò quan trọng với cả hai bên, với kim ngạch thương mại năm 2022 ở mức 874,3 tỷ USD, tăng trưởng 2,2%, bất chấp biến động của tình hình thế giới.

Mặc dù thừa nhận sự khác biệt giữa cường quốc châu Á và châu Âu, đặc biệt về thế giới quan, là “không dễ xóa nhòa”, Trung Quốc Nhật báo cho rằng, hai bên cần duy trì hợp tác, không chỉ trong lĩnh vực thương mại, mà còn trong đối phó với những thách thức toàn cầu, như biến đổi khí hậu. Bắc Kinh khẳng định, “giảm rủi ro” không có nghĩa là “giảm hợp tác”, Khi ấy, Thượng đỉnh tới là dịp để hai bên “kiểm soát thiệt hại”, định hình “bản chất quan hệ Trung Quốc-EU” trong tương lai gần.

Học giả Pierre Picquart, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trung Quốc (ICCDS) cho rằng, có thể đánh giá khái niệm “giảm rủi ro” do Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đề xuất theo hướng “tinh tế, tích cực hơn”. Theo đó, hai bên cần xây dựng quan điểm, lập trường có tính đến cả cơ hội lẫn rủi ro, qua đó kiểm soát tình huống hiệu quả hơn.

Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng tải bài viết của ông Martin Jacques, Giáo sư thỉnh giảng, chuyên gia cao cấp tại Viện Trung Quốc, Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) về Hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh. Theo đó, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, châu Âu cần mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc hơn bao giờ hết và đang tích cực thực hiện điều đó. Việc cựu Thủ tướng David Cameron trở thành Ngoại trưởng Anh là một “chỉ dấu mạnh mẽ” cho nỗ lực của London nói riêng và châu Âu nói chung.

Bài báo cho rằng Đức vẫn là “đầu tàu” ở châu Âu về hợp tác với Trung Quốc, với giới doanh nghiệp đang định hình chính sách kinh tế. Sự ủng hộ dành cho 5G của Huawei và thái độ phản đối thuế quan với xe Trung Quốc nhập khẩu, thể hiện rõ quan hệ khăng khít này. Về dài hạn, quan hệ giữa châu Âu và Mỹ, bất chấp một số khác biệt về quan điểm và lợi ích, sẽ tiếp tục sâu sắc. Song, trong trung hạn và dài hạn, EU cần xây dựng quan hệ tốt với Trung Quốc để tạo động lực vượt qua khó khăn, từ tăng trưởng trì trệ tới sự trỗi dậy của phe cực hữu.

… Không ít thận trọng

Tuy nhiên, còn đó không ít sự thận trọng xung quanh kết quả của Hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Viết trên tờ AsiaTimes, chuyên gia Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Natixis (Pháp) tại châu Á-Thái Bình Dương, chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu Bruegel (Bỉ) cho rằng, kết quả của Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc có thể không đạt kỳ vọng vì một số lý do sau.

Thứ nhất, trong bối cảnh cường quốc châu Á gặp một số khó khăn nhất định về sức tiêu thụ của thị trường và đầu tư, duy trì thặng dư thương mại với các đối tác, trong đó có EU, có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

Thứ hai, Bắc Kinh cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở San Francisco là một thành công trong “ổn định quan hệ với Washington”. Điều này đồng nghĩa Trung Quốc có thể sẽ ít nhượng bộ hơn về tiếp cận thị trường với phía EU, không mang lại lực đẩy cần thiết cho quan hệ trong thượng đỉnh sắp tới.

Reuters cho biết, lãnh đạo châu Âu có thể “nêu nhiều vấn đề, từ hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine tới thương mại với Trung Quốc”. EU tập trung vào quan hệ của Bắc Kinh với Moscow và Bình Nhưỡng, thâm hụt thương mại 431,7 tỷ USD, tiếp cận thị trường, hợp tác chống biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học.

Trung Quốc có thể nêu quan điểm về nỗ lực của châu Âu về điều tra chống bán phá giá xe điện xuất xứ từ đất nước châu Á, cũng như nỗ lực “giảm rủi ro” của EU để hạ thấp sự phụ thuộc vào hàng hóa đến từ nước này.

Một quan chức EU cho biết hai bên sẽ không đưa ra tuyên bố chung hay công bố “kết quả đặc biệt” nào từ Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên kể từ năm 2019.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị thượng đỉnh sắp tới có thể là cơ hội để hai bên định hình lại quan hệ sau vô vàn “sóng gió”, hay chí ít, tìm ra hướng giải quyết cho những vấn đề còn khác biệt thời gian qua.

Trung Quốc sẵn sàng nghênh đón Đại diện cấp cao EU sau hai lần ‘bỏ lỡ’

Trung Quốc sẵn sàng nghênh đón Đại diện cấp cao EU sau hai lần ‘bỏ lỡ’

Sau hai lần hoãn chuyến thăm Trung Quốc trong tháng 4 và tháng 7 năm nay, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh ...

Trung Quốc và EU là đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc và EU là đối tác chứ không phải đối thủ

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến thảo luận các vấn đề kinh tế toàn cầu và mang ...

Tấn công mỏ làm 9 người thiệt mạng ở Peru

Tấn công mỏ làm 9 người thiệt mạng ở Peru

Bộ Nội vụ Peru sáng 3/12 cho biết, có 9 người thiệt mạng và 15 người bị thương sau khi những phần tử vũ trang ...

Xung đột Nga - Ukraine: Kiev tấn công các kho dầu ở Luhansk, đẩy nhanh tốc độ sản xuất vũ khí, chuyển sang phòng thủ ở một số khu vực

Xung đột Nga - Ukraine: Kiev tấn công các kho dầu ở Luhansk, đẩy nhanh tốc độ sản xuất vũ khí, chuyển sang phòng thủ ở một số khu vực

Theo hãng tin Reuters (Anh), ngày 4/12, quân đội Ukraine cho biết đã tấn công các kho dầu ở thành phố Luhansk do Nga kiểm ...

Tình hình Ukraine: Nguồn tài trợ eo hẹp, Kiev bán tài sản nhà nước, đẩy mạnh tư nhân hóa quy mô lớn - 'món hời'?

Tình hình Ukraine: Nguồn tài trợ eo hẹp, Kiev bán tài sản nhà nước, đẩy mạnh tư nhân hóa quy mô lớn - 'món hời'?

Một vị Bộ trưởng của Ukraine từng kêu gọi các nhà đầu tư: “Hãy dũng cảm - và bạn có thể kiếm được gấp 20 ...

Đọc thêm

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Nhiều trường y dược trên cả nước yêu cầu thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và ...
Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Thời tiết nắng nóng, những người phải di chuyển, vận động lâu ngoài trời thường phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiệt, rối loạn điện giải.
Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky.
Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Thừa Thiên Huế theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Trung ngày 1/5/2024.
Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Ca sĩ Bảo Anh hé lộ khoảnh khắc bế con gái Misumi cách đây hơn một năm, khi em bé được 5 ngày tuổi.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển ...
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển Đông.
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết không loại trừ Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái và dù lượn có động cơ.
Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Ngày 29/4, tại Iba, Zambales, nhiệt độ lên tới 53 độ C và Cơ quan PAGASA cảnh báo có thể đạt mức 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C.
Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng nước Malaysia cho rằng GCC và ASEAN nên tìm ra các cơ chế để thúc đẩy thương mại, đầu tư, hợp tác và nghiên cứu.
Nga ‘tố’ Mỹ tận dụng lợi thế chủ nhà làm suy yếu vai trò của Moscow tại Liên hợp quốc

Nga ‘tố’ Mỹ tận dụng lợi thế chủ nhà làm suy yếu vai trò của Moscow tại Liên hợp quốc

Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky ngày 29/4 cho biết, Mỹ không cấp thị thực cho đại biểu Nga tham gia phiên họp.
An ninh Canada 'đặt niềm tin' vào tân Cảnh sát trưởng hoàng gia

An ninh Canada 'đặt niềm tin' vào tân Cảnh sát trưởng hoàng gia

Thủ tướng Canada bổ nhiệm ông Michael Duheme làm Cảnh sát trưởng Cơ quan cảnh sát hoàng gia Canada, mang lại sự ổn định cho RCMP.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động